Phân tích tác phẩm Người ở bến sông Châu
Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Người ở bến sông Châu
Qua tập truyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh ta thấy được hình tượng những con người và thảm hoạ con người sau cuộc chiến tranh được diễn tả bởi thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thực sự. Bị lôi cuốn bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu được và chính nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Hậu quả của nó để lại rất nặng nề, ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của những chất độc hoá học mà con người sản xuất ra phục vụ cuộc chiến. Ít công trình kiến trúc được cho là văn minh nhân loại như những cánh rừng nhiệt đới không có màu xanh mà chỉ thấy khói lửa.
Chiến tranh cũng khiến các nền kinh tế trở nên suy kiệt. Bóc lột giữa con người với con người ngày một gia tăng và chênh lệch giàu nghèo càng lớn. Cuộc sống của người dân luôn luôn rơi vào nghèo đói do trình độ học vấn thấp, … Văn học hé mở nhu cầu cấp thiết và sự quan tâm đối với từng số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân.
Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm tư, nỗi buồn, những dằn vặt, âu lo đầy trăn trở về chiến tranh xâm lược, về đau thương, mất mát, về ước mơ và hoài bão của con người. Đó cũng là cơ sở để khẳng định ý thức cá nhân và tinh thần dân tộc sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nền văn học sau năm 1975.
Sương Nguyệt Minh khai thác về đất nước và con người qua từng cuộc chiến cũng không dừng lại ở góc nhìn một chiều, hời hợt. Với tâm thế của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người bước ra từ chiến tranh với một cái nhìn rộng hơn, sâu hơn.
Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn đã khám phá được đời sống của con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hiện tại, điều đó có sự đóng góp không nhỏ vào mảng văn học viết về chiến tranh.
Sự đan xen cảm xúc giữa các tác phẩm viết đề tài chiến tranh tạo nên nhiều mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những tác phẩm của anh viết trong thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mong manh của các mối tình đôi lứa, vừa thấy sự tàn khốc do bom đạn tạo nên cũng như những đổi thay đau lòng khi con người đi vào cuộc sống mới.
Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: “Một tác phẩm chân chính không bao giờ dừng ở trang cuối”. Bởi lẽ khi trang sách khép lại thì tác phẩm mới thật sự đang sống, sống với bao tâm tư và cảm xúc của người đọc.
Qua tác phẩm “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh bản thân chúng ta đã có được một bài học. Những hậu quả mà chiến tranh để lại là rất nặng nề, đòi hỏi con người chúng ta sống và phải biết đấu tranh vì độc lập, vì tự do và vì hạnh phúc. Giữ thế chúng ta phải biết ơn những liệt sĩ, anh hùng đã hy sinh để đổi lấy hoà bình ngày hôm nay, như câu nói:
“Tự do, độc lập không phải dễ dàng, có được hôm nay nhất định phải giữ gìn”
Xem toàn bộ: Soạn bài Người ở bến sông Châu
Bình luận