Nội dung chính bài Chạy giặc

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chạy giặc"?


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1882-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Ứng Trai, ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định. 
  • Tác phẩm: Bài thơ Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Bài thơ được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta.

2. Phân tích văn bản

a. Hai câu đề:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”

  • Đất nước đã lâm vào cục diện bi đát, giống như người chơi cờ đã sơ sảy một nước quan tọng không sao quay lại được và đang đối mặt với nguy cơ thất bại. Bàn cờ ấy không phải của riieng ai mà của cả dân tộcđang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh, mất mát.

b. Hai câu thực:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

  • Đảo ngữ => Câu thơ có giá trị biểu cảm cao  hơn hẳn so với kiểu diễn đạt thông thường.
  • Cái được nhấn mạnh ở đây là trạng thái hốt hoảng, hoang mang, hoảng loạn, mất định hướng của con người.

c. Hai câu luận:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."

  • Nghệ thuật đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo
  • Hai câu thơ giúp người đọc hình dung được cảnh tan tác, tang thương của cả vùng Gia Định. Hai hình ảnh miêu tả đầy tính hình tượng: tan bọt nước và nhuốm màu mây thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi.
  • Tâm trạng tác giả đã chuyển từ bất ngờ, hoang mang sang đau đớn rồi chua chát, xót xa.

d. Hai câu kết:

"Hỏi Trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

  • Nhà thơ ko dùng các từ ngữ “người” hay “tướng” hay “sĩ phu”…. dẹp loạn mà dùng từ "trang" để nhấn mạnh sắc thái tôn kính.
  • Câu hỏi xoáy sâu vào lòng những người còn có dũng khí, còn có lương tri, ko để mất nước.
  • Từ “nỡ” khiến người đọc cảm thấy trong câu hỏi có một lời tha thiết cầu xin.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Hai câu đề 

  • Thời điểm giặc đến đúng vào lúc tan chợ. Đối với văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng thì chợ là nơi tập trung đông đúc nhất. Không chỉ với nghĩa đen, mà ở đây chợ còn hiểu theo nghĩa bóng. Đó là thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần. Âm thanh "súng Tây" lần đầu tiên xuất hiện trong văn học. Nó gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt. Vào cái thời khắc tưởng chừg bình dị nhất của một ngày lại là sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.
  • Đất nước được tác giả ví là "bàn cơ thế phút sa tay". Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động. Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.

b. Hai câu thực

  • Hàng loạt hành động được tác giả liệt kê ra như “bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay”. Sự tan nát, tán loạn, hãi hùng bỗng chốc hiện ra không kịp ngờ tới. 
  • Hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân “Lũ trẻ”, “đàn chim”.
  • Nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh hơn nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng.
  • Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân hiện lên trong câu thơ. Nó là cả nỗi ám ảnh của cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. 

c. Hai câu luận 

  • Các địa danh nổi tiếng Bến Nghé cửa tiền đã tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang khi giặc đến.
  • Như vậy, sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình không còn, thay vào đó là sự tan hoang, đau thương.

d. Hai câu kết: Tâm trạng, thái độ của tác giả

  • Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ:

      "Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Lỡ để dân đen mắc nạn này"

  • Hiện thực được tái hiện quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một biểu hiện động thái nào. Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước
  • Đó là lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược. Ở đây thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc của cụ đồ Chiểu

2. Tổng kết:

  • Nội dung: Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát. Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.
  • Nghệ thuật: Các biện pháp tu từ như sử dụng từ láy, phép đối; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm, ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc
  • Ý nghĩa: Gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù kẻ thù xâm lược và tấm lòng yêu nước nồng nàn của người dân đất Việt nói chung và tác giả Nguyễn Đình Chiểu nói riêng.

Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chạy giặc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác