Nội dung chính bài Bài ca ngất ngưởng

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Bài ca ngất ngưởng"?


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là một nhà quân sự tài ba, vừa là một nhà kinh tế thông minh lại vừa là một nhà thơ lỗi lạc. 
  • Tác phẩm: Được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản.

2. Phân tích văn bản

a. Cảm hứng chủ đạo

  • Tập trung vào từ “ngất ngưởng”
    • Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả
    • Nghĩa bóng: cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.

b. Quãng đời làm quan

  • “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).
  • “Ông Hi Văn…vào lồng”: Hình ảnh ẩn dụ diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ. Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.
  • Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:
    • Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược). Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn
    • Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên. Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.

c. Quảng đời khi cáo quan về hưu

  • Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân: Cưỡi bò đeo đạc ngựa, đi chùa có gót tiên theo sau, khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Tác giả giễu đời hưởng thú phiêu diêu trần tục.
  • Quan niệm sống không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Chỉ cần sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân.
  • Thái độ sống: “chẳng Trái, Nhạc,..”, nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung, trong triều ai ngất ngưỡng như ông. Điều này càng khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng.
  • Từ ngất ngưởng khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưởng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội phong kiến.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Cảm hứng chủ đạo

  • Từ "ngất ngưởng" xuất hiện bốn lần trong bài thơ ở câu 4, 8, 12 và câu cuối cùng. Ở đây ta hiểu đó là tư thế của một con người, một sự vật có chiều cao hơn con người hoặc sự vật khác nhưng ngả nghiêng trực đổ nhưng ko đổ. Nó còn gây cảm giác khó chịu cho người xung quanh. Hoặc ta có thể hiểu ngất ngưởng là một thái độ sống khác người, xem mình cao hơn người khác, thoải mái, tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào hết, trêu ngươi, chọc tức người khác. 
  • Đây cũng là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.

b. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan (sáu câu thơ đầu)

  • Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng,  khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.
  • “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong tời đất đều là phận sự của ông. Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước. Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Ngôn ngữ tự xưng "Ông Hi Văn" thể hiện cái ngất ngưởng, tự tin, tự tôn vào khả năng và nhân cách sống của mình. Chi tiết ẩn dụ "đã vào lồng" diễn tả cuộc đời làm quan coi thương danh lợi.  
  • Những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình: Tài học(thủ khoa), tài chính trị (tham tan, tổng đốc), tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí. Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài.
  • Sáu câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.

c. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu (mười câu thơ tiếp theo)

  • Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân như cưỡi bò đeo đạc ngựa, đi chùa có gót tiên theo sau. Chi tiết thể hiện sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng. Hành động "Bụt cũng nực cười" thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến. Đây chính là cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng.
  • Quan niệm sống của tác giả được thể hiện rất rõ ràng qua các câu thơ “Được mất ... ngọn đông phong”. Đó là tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Câu thơ “Khi ca… khi tùng” tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên. “Không …tục” không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục. Cách sống không giống ai, sống ngất ngưởng. Có thể nói, quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả. 

d. Quãng đời khi cáo quan về hưu (ba câu cuối)

  • Điển cố “Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung” ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật,...
  • Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình là con người trung thần, làm tròn đạo vua tôi, điều này góp phần khẳng định thêm quan niệm về chí làm trai của tác giả ở đầu bài thơ. Tự hào khẳng định tài năng và công lao của mình một cách đĩnh đạc hào hùng. “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” là câu hỏi vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”.
  • Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài. Vậy cái ngất ngưởng của ông không phải tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, là bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

3. Tổng kết

  • Nội dung: Qua thái độ Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời. Đồng thời, bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.
  • Nghệ thuật: Được viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng, đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày
  • Ý nghĩa: Bày tỏ rõ thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại, bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.

Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngất ngưởng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác