Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài Bên bờ Thiên Mạc

Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài Bên bờ Thiên Mạc


I. Tác giả 

1. Tiểu sử

- Hà Ân, tên thật là Hoàng Hiển Mô, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1928 và mất ngày 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội, quê gốc của ông cũng là ở Hà Nội. 

- Ông được biết đến là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử, dã sử và đã được tặng nhiều giải thưởng văn học uy tín.

- Ông có bốn người con, ba gái và một trai. Năm 1978, vợ của ông qua đời để lại cho ông nuôi dạy các con còn nhỏ.

- Năm 1947, ông tham gia vào Trung đoàn thủ đô liên khu I trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Sau đó, ông làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai vào năm 1948. Năm 1955, ông trở về làm giáo viên văn hóa tại trường quân y và hậu cần. 

- Từ năm 1964, Hà Ân đã bắt đầu làm công việc nghiên cứu tại Viện bảo tàng quân đội. Sau đó, từ năm 1964, ông trở thành biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1990.

2. Đặc điểm nghệ thuật

- Hà Ân là một trong những nhà văn hiếm hoi viết tiểu thuyết lịch sử. Các tác phẩm của ông thường có nhân vật làm tình báo. Trong việc viết về lịch sử, Hà Ân luôn cố gắng đạt tới những quan niệm riêng và chính xác: “Người viết cần phải có kiến thức vững chắc của sử gia và tưởng tượng sáng tạo phong phú của tiểu thuyết gia”, và điều quan trọng nhất là phải có tấm lòng thành và trong sáng. 

- Những tiểu thuyết lịch sử của Hà Ân cho thấy sự kết hợp tốt giữa kiến thức lịch sử vững chắc và cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn. Ông đã thành công trong việc "làm chủ lịch sử bằng ngòi bút tưởng tượng phong phú của mình". Đồng thời, tác phẩm của ông còn thể hiện sự tìm kiếm bản chất vẻ đẹp của con người Việt Nam qua những chiến công của cha ông và những nhân vật lịch sử đẹp của dân tộc, đặc biệt trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

- Truyện của Hà Ân có sức cuốn hút, dẫn dắt người đọc vào thế giới hấp dẫn đầy những bất ngờ, lý thú của quá khứ. Đề tài lịch sử của Hà Ân thường khá tập trung, gồm những nhân vật lịch sử như Ông Trạng thả diều, bà Ỷ Lan trong thời Lý, một ông vua anh minh và một bác học lỗi lạc trong thời Lê.

3. Các tác phẩm nổi bật

- Tướng quân Nguyễn Chích (1962)

- Quận He khởi nghĩa (1963)

- Nguyễn Trung Trực (1964)

- Phú Riềng đỏ (1965)

- Bên bờ Thiên Mạc (1967)

- Tổ quốc kêu gọi (1973)

- Người Thăng Long (1980)

- Lưỡi gươm nhân ái (1981)

- Ông Trạng thả diều (1982)

- Mùa chim ngói (truyện ngắn, 1995). 

- Ngoài ra ông còn viết một số kịch bản phim hoạt hình, đến nay Hà Ân đã cho xuất bản gần 20 tập truyện và tiểu thuyết. 

II. Tác phẩm 

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Tóm tắt

Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước khi giao nhiệm vụ, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ và cho biết nếu gặp giặc phải cố gắng trốn thoát, nếu không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Hoàng Đỗ tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và được Trần Quốc Tuấn thưởng cho bộ quần áo chiến và một thanh kiếm. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Đây là ba chữ đại diện cho thân phận của những người tự do, phân biệt với các nô tì thân phận thấp hèn. Với cậu bé, chắc hẳn đây sẽ là món quà mà cậu khát khao và trân quý lắm. Sau đó, Trần Quốc Tuấn còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi. 

3. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Trần Bình Trọng”)

- Phần 2 (còn lại)


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Bên bờ Thiên Mạc

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác