Nêu biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ qua các thông tin trên.

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ

Thông tin

Trích Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

- Điều 7. Quyền chuyển giao công nghệ

1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thoả thuận bao gồm.......(SGK, tr47)

Trường hợp 1:

Hãng xe hơi T đã chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô độc quyền cho Công ty H để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kĩ thuật từ hãng xe hơi T, Công ty H được phép sản xuất và lắp ráp ô tô hoàn chỉnh để bán cho người tiêu dùng.

Trường hợp 2:

Công ty A kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất sơn cho doanh nghiệp B. Công ty A cung cấp cho doanh nghiệp B những bộ công nghệ sản xuất sơn, giúp sản xuất ra các sản phẩm sơn có chất lượng cao như cam kết. Trong quá trình sản xuất, Công ty A phát hiện một số lỗi về kĩ thuật nên đã cử nhân viên hỗ trợ doanh nghiệp B áp dụng các biện pháp khắc phục.

Câu hỏi: 

a. Nêu biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ qua các thông tin trên.

b. Cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên thực hiện quy định nào của pháp luật về chuyển giao công nghệ.


a.  Biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ:

- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

- Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

- Bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

b. - Trường hợp 1:

+ Hãng xe hơi T chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô độc quyền cho ông ty H => hành vi này phù hợp với quy định tại Khoản 1 và Điểm a) Khoản 3 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

+ Công ty H nhận công nghệ sản xuất tô tô độc quyền từ hãng xe hơi T và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng chuyển giao công nghệ => hành vi này phù hợp với quy định tại Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

- Trường hợp 2:

+ Công ty A đã chuyển giao công nghệ sản xuất sơn cho doanh nghiệp B => hành vi này phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

+ Khi phát hiện một số lỗi sai về kĩ thuật, công ty A đã cử nhân viên tới hỗ trợ doanh nghiệp B => hành vi này phù hợp với quy định tại Điểm d) Khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác