Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 3 Khái quát về pháp luật dân sự

Hướng dẫn giải chuyên đề bài 2: Một số vấn đề về pháp luật dân sự trang 23, chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 - sách Chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Luật dân sự là một ngành trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Luật Dân sự không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn góp phần đảm bảo trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

a. Khái niệm pháp luật dân sự

Thông tin

Trích Bộ luật dân sự năm 2015

- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật quy định địa vị pháp lí, chuẩn mực pháp lí về cách ứng xử của các nhân, pháp nhân; quyền, nghãi vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm......(SGK, tr24)

Trường hợp 1:

Chị A tổ cguwsc triển lãm giới thiệu những bức tranh mới của mình. Trong buổi triển lãm, anh B đề nghị mua một bức tranh với giá 3 triệu đồng. Sau khi anh B thanh toán đủ tiền, hai ngày sau, chị A đã giao bức tranh đến nhà của anh B theo đúng cam kết.

Trường hợp 2:

Công ty M kí kết hợp đồng mua 200 tấn gạo của Công ty N. Giá mỗi tấn gạo theo thoả thuận là 17 triệu đồng. Khi thực hiện hợp đồng, Công ty N đã giao cho công ty M 180 tấn gạo và còn thiếu 20 tấn.

Câu hỏi:

- Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội nào?

- Quan hệ xã hội nào giữa các chủ thể trong những trường hợp trên thuộc phjam vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

b. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Trích Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 3: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kì lí do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấ, dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở......(SGK,tr25)

Trường hợp 1:

Anh A kí hợp đồng thuê nhà của chị B có thời hạn ba năm, điều khoản thời hạn thanh toán là trong năm ngày đầu tiên của tháng. Sáu tháng thuê đầu tiên, anh A luôn chuyển tiền thuê nhà cho chị B đúng hạn.....(SGK,tr25)

Trường hợp 2:

Khi xây nhà, ông A đã kí hợp đồng xây dựng với Công ty xây dựng Y( ông B là đại diện). Để đảm bảo không ảnh hưởnh đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà liền kề là nhà bà C trong quá trình xây dựng, ông A và Công ty Y đã .....(SGK,tr25)

Trường hợp 3:

Để đền bù đã làm vỡ mặt điện thoại di động của ông B, A( 14 tuổi) đã bán chiếc xe đạp cho ông B với giá 500000 đồng. KHi thấy A đi học về mà không có xe đạp, bố mẹ gặng hỏi nên A đã kể lại toàn bộ sự việc......(SGK,tr25)

Câu hỏi:

Câu 1: Em hãy xác định các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

Câu 2: Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên phù hợp với nguyên tắc nào của pháp luật dân sự

2. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

a. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự

Thông tin

Trích Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì có mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sua đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:....(SGK,tr26)

Trường hp:

Ông K lái xe tải chở vật liệu xây dựng từ cửa hàng về nhà để hoàn thiện công trình xây dựng. Trong quá trình vận chuyển, một thanh sắt từ trên xe tải rơi xuống, nằm chắn ngang đường đi. Đúng lúc đó, ông A đi xe máy tới. Do bất người phanh gấp nên ông bị trượt ngã xuống đường. Hậu quả, ông A gãy chân, phải điều trị tại bệnh viện một tháng với tổng chi phí 50 triệu đồng. Trpng thời gian ông A điều trị, con gái ông phải nghỉ việc để vào bệnh viện chăm sóc cho ông

Câu hỏi:

Câu 1: Hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu hậu quả gì?

Câu 2: Theo em, hành vi của ông K trong trường hợp trên đã gây ra những hậu quả gì?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Người có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì chỉ phải bồi thường thiệt hại.

b. Luật Dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.

c. Nguyên tắc thiện chí, trung thực thể hiện ở việc các bên trong quan hệ pháp luật dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

d. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác.

e. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

Trường hợp a. Anh H kí kết hợp đồng mua xúc xích với cửa hàng của chị Y. Hai bên thoả thuận cửa hàng của chị Y cung cấp mỗi tháng cho nhà anh H một thùng xúc xích với chất lượng đảm bảo, trong thời hạn một năm. Anh H đã thanh toán trước cho chị Y 2 triệu đồng. Một lần, sau khi con gái anh Hăn xúc xích thì bị ngộ độc và phải nhập viện. Toàn bộ chi phí điều trị là 5 triệu đồng. Qua kiểm tra thực phẩm, cơ quan chức năng kết luận con gái anh H bị ngộ độc là do xúc xích cửa hàng chị Y cung cấp không đảm bảo chất lượng.

Trường hợp b. Anh M mượn của anh N một chiếc máy tính hiệu X. Trong quá trình sử dụng, anh M đã làm mất chiếc máy tính. Anh M đề nghị trả cho anh N một khoản tiền, tuy nhiên, anh N không đồng ý, yêu cầu anh M mua và trả lại đúng chiếc máy tính hiệu X.

Câu 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp. Trên đường đi học về, A và B nhặt được chiếc túi, trong đó có một máy tính xách tay, 3 triệu đồng và một số giấy tờ tuỳ thân của ông C nhưng không rõ địa chỉ. A bảo B lấy tiền và mang máy tính về nhà sử dụng. Tuy nhiên, B không đồng tình và khuyên A tìm cách trả lại tài sản cho người bị mất hoặc giao nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của A hay B? Vì sao?

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét hành vi của các nhân vật

Trường hợp a. Hộ gia đình bà M nuôi rất nhiều lợn nhưng không có hệ thống xử lí chất thải. Chất thải được xả trực tiếp vào đường thoát nước chung, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và cuộc sống của những hộ dân xung quanh. Biết được sự việc, anh H - một cán bộ xã đã xuống giải thích cho bà M về nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh trong quá trình chăn nuôi. Sau khi nghe giải thích, bà M đã hiểu và hứa sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời bồi thường thiệt hại do hành vi xả thải gây ra.

Trường hợp b. Ông A kí hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng thửa đất ở nông thôn của ông B với giá 500 triệu đồng, đặt cọc trước 100 triệu đồng. Trong hợp đồng đặt cọc có ghi rõ, trường hợp ông B không bán thì phải bồi thường tiền cọc gấp hai lần. Sau khi kí hợp đồng đặt cọc, ông A đã thanh toán số tiền cọc 100 triệu đồng cho ông B. Hôm sau, ông B không đồng ý chuyển nhượng thửa đất trên cho ông A vì giá quá thấp. Ông B cũng không đồng ý bồi thường tiền cọc như thoả thuận mà chỉ trả lại cho ông A số tiền cọc 100 triệu đồng.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác