Em hãy xác định các nguyên tắc của pháp luật dân sự

b. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Trích Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 3: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kì lí do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấ, dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở......(SGK,tr25)

Trường hợp 1:

Anh A kí hợp đồng thuê nhà của chị B có thời hạn ba năm, điều khoản thời hạn thanh toán là trong năm ngày đầu tiên của tháng. Sáu tháng thuê đầu tiên, anh A luôn chuyển tiền thuê nhà cho chị B đúng hạn.....(SGK,tr25)

Trường hợp 2:

Khi xây nhà, ông A đã kí hợp đồng xây dựng với Công ty xây dựng Y( ông B là đại diện). Để đảm bảo không ảnh hưởnh đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà liền kề là nhà bà C trong quá trình xây dựng, ông A và Công ty Y đã .....(SGK,tr25)

Trường hợp 3:

Để đền bù đã làm vỡ mặt điện thoại di động của ông B, A( 14 tuổi) đã bán chiếc xe đạp cho ông B với giá 500000 đồng. KHi thấy A đi học về mà không có xe đạp, bố mẹ gặng hỏi nên A đã kể lại toàn bộ sự việc......(SGK,tr25)

Câu hỏi:

Câu 1: Em hãy xác định các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

Câu 2: Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên phù hợp với nguyên tắc nào của pháp luật dân sự


Câu 1: Các nguyên tắc của pháp luật dân sự:

- Bình đẳng;

- Tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận;

- Thiện chí, trung thực;

- Tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

- Tự chịu trách nhiệm dân sự.

Câu 2: Hành vi của các nhân vật trong những trường hợp phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự:

- Trường hợp 1:

+ Hành vi của anh A không phù hợp với nguyên tắc “thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách thiện chí” vì không thanh toán tiền nhà đúng hạn như thoả thuận đã cam kết.

+ Hành vi của chị B phù hợp với nguyên tắc “cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.

=> Trong trường hợp này, anh A vi phạm nghĩa vụ; do vậy, chị B có quyền yêu cầu anh A chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ của mình.

- Trường hợp 2: Việc làm của ông A và Công ty Y thể hiện sự phù hợp với nguyên tắc “tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” khi tham gia vào các giao dịch dân sự, cụ thể là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà liền kề là nhà bà C không bị thiệt hại do hành vi xây dựng nhà ở gây nên.

- Trường hợp 3: Hành vi của ông B thể hiện nguyên tắc “thiện chí trong quá trình xác lập các giao dịch dân sự.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác