Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 6 Khái quát về pháp luật lao động

Hướng dẫn giải chuyên đề bài 2: Một số vấn đề về pháp luật lao động trang 51, chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 - sách Chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ khác có liên quan trực tiếp đếnn quan hệ lao động. Các nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động không chỉ là cơ sở quan trọng để người lao động, người sử dụng lao động tuân thủ mà còn là phương tiện để bảo vệ bản thân mình trong cuộc sống

Câu hỏi: Em hãy quan sát thông tin dưới đây và cho biết những điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm pháp luật lao động

Thông tin

Trích Bộ luật Lao Động năm 2019

- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng....(SGK,tr52)

Trường hợp:

Bà H mở cửa hàng kinh doanh ăn uống và thuê chị T vừa làm nhân viên vừa quản lí tiền hàng hoá. Trước khi giao kết hợp đồng lao động, bà H yêu cầu chị T phải trung thực, báo cáo thu chi theo ngày cũng như chịu sự giám sát từ phía bà H......(SGK,tr52)

Câu hỏi:

a. Theo em, pháp luật lao động là gì? Lấy ví dụ về một quan hệ lao động.

b. Quan hệ lao động giữa bà H và chị T được hình thành trên cơ sở nào?

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Thông tin 1:

Trích Bộ luật Lao động năm 2019

-Khoản 1 Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động

- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:.....(SGK,tr53)

Trường hợp 1:

Anh M được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty X theo hợp đồng lao động có thời hạn ba năm với vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau ba tháng làm việc, anh được điều chuyển sang làm công nhân bốc dỡ hàng hoá. Anh M đã kiến nghị với Giám đốc Công ty X về việc bố trí công việc của mình.....(SGK,tr53)

Câu hỏi: 

a.  Cho biết việc điều chuyển anh M làm công việc khác có bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động không và giải thích vì sao.

b. Nêu những nội dung khác mà nguyên tắc này đề cập đến.

Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Thông tin 2:

Trích Bộ luật Lao động năm 2019

- Khoản 2 Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lí lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chưsc đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.....(SGK,tr54)

Trường hợp 2:

Anh A là nhân viên của Công ty tư nhân P. Hợp đồng lao động giưac anh A và công ty này có thời hạn một năm. Tuy nhiên, chưa hết một năm, Công ty tư nhân P đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lí do thu hẹp sản xuất kinh doanh mặc dù Công ty P đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Công ty P yêu cầu.....(SGK,tr55)

Câu hỏi: Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty P có phù hợp với các quy định của pháp luật lao động không? Vì sao?

 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động.

b. Vấn đề trả lương là nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

c. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động chỉ được cụ thể hoá bằng các quy định ghi nhận về quyền được sa thải người lao động.

d. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là một trong các biểu hiện của nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết những hành vi trong các trường hợp sau vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật lao động

- Trường hợp a. Thời gian gần đây, do khối lượng công việc quá lớn nên anh D được người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ vào hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, đến lúc trả lương, anh D chỉ nhận được mức lương như hằng tháng. Khi anh D thắc mắc thì người sử dụng lao động trả lời rằng: “Việc làm thêm giờ là yêu cầu bắt buộc của công việc nên không được hưởng thêm lương". Mặc dù thời gian làm việc kéo dài nhưng anh D luôn vui vẻ và hoàn thành tốt công việc được giao.

- - Trường hợp b. H xin vào học nghề và làm việc tại một tiệm sửa xe gắn máy. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của chủ tiệm, H có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ và tạo ra doanh thu cho tiệm. Tuy nhiên, chủ tiệm không chịu trả thù lao cho H và thường xuyên đề nghị H làm việc tăng ca, không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cũng như không bảo đảm an toàn trong quá trình lao động.

- Trường hợp c. Doanh nghiệp Y sản xuất đồ gia dụng (ông N là người đại diện theo pháp luật). Để sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp Y đã tuyển 20 nhân công trong độ tuổi từ 30 - 35 để phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp Y kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho họ.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp. Anh D là cán bộ công tác tại xã A. Qua theo dõi, anh nhận thấy đa số thanh niên ở đây trong độ tuổi lao động và đang làm việc trong khu chế xuất nằm trên địa bàn xã. Họ có nhu cầu tìm hiểu luật lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Anh D đã nhờ anh K đang công tác trong lĩnh vực luật, tư vấn hỗ trợ nhưng anh K đã từ chối vì lí do bận công tác.

Không nản lòng, anh D quyết tâm dành thời gian tìm hiểu, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động để tự mình tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên trên địa bàn xã A. Bên cạnh đó, anh còn đề xuất mời báo cáo viên của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ báo cáo.

Câu hỏi: Cho biết vì sao anh D lại chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho thanh niên tại xã A.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy thiết kế sản phẩm thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Câu hỏi 2: Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện tìm hiểu một số quan hệ lao động trong thực tế vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động và chia sẻ trước lớp.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác