Cho biết việc điều chuyển anh M làm công việc khác có bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động không và giải thích vì sao.

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Thông tin 1:

Trích Bộ luật Lao động năm 2019

-Khoản 1 Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động

- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:.....(SGK,tr53)

Trường hợp 1:

Anh M được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty X theo hợp đồng lao động có thời hạn ba năm với vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau ba tháng làm việc, anh được điều chuyển sang làm công nhân bốc dỡ hàng hoá. Anh M đã kiến nghị với Giám đốc Công ty X về việc bố trí công việc của mình.....(SGK,tr53)

Câu hỏi: 

a.  Cho biết việc điều chuyển anh M làm công việc khác có bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động không và giải thích vì sao.

b. Nêu những nội dung khác mà nguyên tắc này đề cập đến.


a. Việc Công ty X điều chuyển anh M làm công việc khác đã không đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Vì:

+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền: làm việc và hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.

+ Áp dụng trong trường hợp 1: anh M được tuyển dụng vào công ty X với vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm; tuy nhiên, sau một thời gian, công ty X đã tự ý điều chuyển anh M sang làm công việc khác mà chưa có sự trao đổi, thỏa thuận lại cũng như chưa nhận được sự đồng ý của anh M. Như vậy, công ty X đã có hành vi vi phạm hợp đồng lao động.

b. Nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động là:

+ Quyền của người lao động trong vấn đề trả lương;

+ Quyền của người lao động ở việc ghi nhận quyền tự do về lựa chọn việc làm, nơi làm việc;

+ Quyền của người lao động trong vấn đề về xác định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Bảo vệ người lao động ở góc độ đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động;

+ Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác