Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây. a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn? b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?..

Phần câu hỏi: 

Câu hỏi 1. Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.

a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?

b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?

Câu hỏi 2. Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Tần số lớn, nhỏ ra sao?

Câu hỏi 3. Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao).


Câu hỏi 1. Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.

a) Tần số dao động của cánh muỗi là: 3000 : 5 = 600 (Hz)

  • Tần số dao động của cánh ong là: 4950 : 15 = 330 (Hz)
  • Con muỗi vỗ cánh nhanh hơn

b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi cao hơn vì có tần số lớn hơn

Câu hỏi 2

  • Dây đàn căng ít nên dây bị chùng , vì vậy dao động của dây đàn chậm hay tần số dao động nhỏ =>Đàn phát ra âm thấp (âm trầm).
  • Dây đàn căng nhiều nên dây căng , vì vậy dao động của dây đàn nhanh hay tần số dao động lớn =>Đàn phát ra âm cao (âm bổng).

Câu hỏi 3. 

  • Âm trầm phát ra từ những vật có tần số dao động nhỏ
  • Âm bổng phát ra từ những vật có tần số dao động lớn

Trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời bài 13 Độ to và độ cao của âm (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác