Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.
1. MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT
Giới thiệu một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm
Câu hỏi 1: Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.
Câu hỏi 2: Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.
Câu hỏi 3: Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.
Câu hỏi 4: Tại sao không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm?
Câu hỏi 5: Vì sao tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp?
Câu hỏi 6: Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.
Câu hỏi 7: Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.
Câu hỏi 8: Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích.
Câu hỏi 1:
Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:
- Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)
- Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)
- Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)
- Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)
- Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)
Câu hỏi 2:
Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:
- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).
- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).
Câu hỏi 3:
Để bảo quản hoá chất rắn nên dùng lọ thuỷ tinh có nút nhám, do dụng cụ này kín (có nắp) giúp hạn chế tạp chất lẫn vào hoá chất rắn, ngoài ra còn giúp làm chậm sự oxi hoá của hoá chất.
Câu hỏi 4:
Không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm, chỉ nên lấy hoá chất lỏng dưới $\frac{1}{2}$ ống nghiệm, để:
- Thuận lợi cho quá trình thao tác;
- Ngăn ngừa rơi vãi hoá chất, gây nguy hiểm cho người thí nghiệm và mọi người xung quanh.
Câu hỏi 5:
Do cồn dễ bay hơi, dễ bắt lửa (dễ cháy) do đó để tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp và tuyệt đối không dùng miệng thổi để tắt lửa đèn cồn.
Câu hỏi 6:
Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt: Ống hút nhỏ giọt dùng để lấy hoá chất ở dạng lỏng. Khi sử dụng, bóp quả bóp cao su và nhúng đầu nhọn của ống vào trong chất lỏng hoặc dung dịch, từ từ nhả quả bóp cao su để chất lỏng hoặc dung dịch đi vào bên trong thân ống, sau đó cho ống hút nhỏ giọt vào dụng cụ thí nghiệm, nhẹ nhàng bóp quả bóp cao su để lấy chất lỏng hoặc dung dịch ra ngoài.
Câu hỏi 7:
Một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm:
- Giá thí nghiệm bằng sắt: dùng để giữ cố định bình cầu, bình tam giác, ống nghiệm, … trong các thí nghiệm đun, chiết, tách …
- Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm trong quá trình thí nghiệm.
- Kẹp ống nghiệm: dùng để hỗ trợ giữ chặt ống nghiệm giúp ta thực hiện an toàn các thí nghiệm.
- Đĩa thuỷ tinh: dùng để đựng các mẩu chất, mẩu vật, …
- Ống dẫn khí: được sử dụng để dẫn khí qua các bình hay ống nghiệm trong các thí nghiệm liên quan đến chất khí.
- Đũa thuỷ tinh: thường dùng để khuấy khi hoà tan các chất rắn trong dung dịch.
Câu hỏi 8:
Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.
Mục đích:
- Thuận lợi cho thao tác thí nghiệm;
- Hạn chế rơi ống nghiệm, hoặc rơi vãi hoá chất trong ống nghiệm ra ngoài gây nguy hiểm.
Bình luận