Giải Câu 3 Bài Ôn tập cuối năm

Câu 3: Trang 125 - SGK Hình học 11

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang với \(AB\) là đáy lớn. Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn \(AB\), \(E\) là giao điểm của hai cạnh của hình thang \(ABCD\) và \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ECD\).

a) Chứng minh rằng bốn điểm \(S, E, M, G\) cùng thuộc một mặt phẳng \((α)\) và mặt phẳng này cắt cả hai mặt phẳng \((SAC)\) và \((SBD)\) theo cùng một giao tuyến \(d\).

b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SBC)\).

c) Lấy một điểm \(K\) trên đoạn \(SE\) và gọi \(C'= SC ∩KB, D'=SD ∩ KA\). Chứng minh rằng hai giao điểm của \(AC'\) và \(BD'\) thuộc đường thẳng \(d\) nói trên.


Giải Câu 3 Bài Ôn tập cuối năm

a)

  • Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(DB\); \(N\) là giao của \(EM\) và \(DC\).

  \(M\) là trung điểm của \(AB\) => \(N\) là trung điểm của \(DC\) (vì \(ABCD\) là hình thang),

  => \(EN\) là trung tuyến tròn tam giác $\Delta ECD$

   mà $G$ là trọng tâm $\Delta ECD$

   => $EN$ đi qua $G$ => $G \in EN$ mà $E,N,M$ thẳng hàng

   nên ba điểm \(E, G, M\) thẳng hàng 

   Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng \((SEM)\)

   Vậy 4 điểm $S,E,G,M$ cùng thuộc mặt phẳng $(\alpha )$.

  •    \(O\in MN\) \(\Rightarrow O\in(\alpha)\) và \(O \in AC \subset (SAC)\) nên \(O\) là giao điểm của hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((SAC)\)

        \(\Rightarrow SO\) là giao tuyến của \((\alpha)\) và \((SAC)\).  (1)

  • Tương tự ta có: \(O\in MN\) \(\Rightarrow O\in(\alpha)\) và \(O \in BD \subset (SBD)\) nên \(O\) là giao điểm của hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((SBD)\)

         \(\Rightarrow SO\) là giao tuyến của \((\alpha)\) và \((SBD)\).   (2)

       Từ (1) (2) suy ra $(\alpha )$ cắt hai mặt phẳng $(SAC)$ và $(SBD)$ theo cùng một giao tuyến $d\equiv SO$

b)   \(E = AD \cap BC \Rightarrow E \in AD \Rightarrow E \in (SAD)\)

                                                    \(E ∈ BC ⇒ E ∈ (SBC)\)

     Vậy \(E\) là một điểm chung của hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SBC)\)

            \(S\) là điểm chung thứ hai của hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SBC)\)

     => \(SE\) là giao tuyến của \((SAD)\) và  \((SBC)\)

c)  \(C'= SC ∩ KB ⇒ C' ∈ SC ⇒ C' ∈ (SAC)\)

                                                  \(⇒ AC' \subset (SAC)\)

     Tương tự ta có: \(BD' \subset (SDB)\)

     Mà hai đường thẳng \(AC’\) và \(BD’\) cùng thuộc mặt phẳng \((ABK)\) và $AC',BD'$ giao nhau tại điểm \(M\)

     => \(M ∈ AC’ ⇒ M ∈ (SAC)\)

           \(M ∈ BD’ ⇒ M ∈ (SDB)\)

      \(⇒ M\) là điểm chung của hai mặt phẳng \((SAC)\) và  \((SDB)\) hay \(M ∈ d\)


Trắc nghiệm Hình học 11:Ôn tập cuối năm
Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 3 trang 126 sgk hình học 11, giải bài tập 3 trang 126 hình học 11, hình học 11 câu 3 trang 126, Câu 3 Bài Bài tập ôn tập cuối năm sgk hình học 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác