Em hãy đọc quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN 1
- Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định."
- Điều 2 Luật Bầu cử đại Biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên cod quyền ứng cử vào Quốc hội, Hộ đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này".
THÔNG TIN 2
Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định:
“1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử; không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khỏan 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thi nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trông hợp cử tri ốm đau, già yếu khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buọc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
THÔNG TIN 3
Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định. “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
THÔNG TIN 4
Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định
“Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòà án nhưng chưa được xoá án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.
Trường hợp 1
Vào ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhăn dân các cấp, ông A thức dậy sớm đề chuẩn bị đi bầu Vợ ông A (bà H) khuyên không nên đi do tuổi đã cao, thay vào đó, để con gái bỏ phiếu hộ. Tuy nhiên, ông A giải thích cho bà H việc bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân về chính trị, thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Sau đó, bà H hiểu ra vấn đề và vui vẻ cùng cả nhà đi bỏ phiếu.
Trường hợp 2
Trong cuộc thi “Tìm hiểu về quyền bầu cử, ứng cử do Trường Trung học phố thông P tổ chức, B cho biết mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trỡ lên thì đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhãn dân. Tuy nhiên, C không đồng ý và tranh luận, trong một số trường hợp nhất định công dân không được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Câu hỏi:
- Từ Thông tin 2, em hãy cho biết ông A đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân như thế nào?
- Từ Thông tin 1 và Thông tin 4, em đồng ý với ý kiến của B hay C? Vì sao?
- Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử? Cho ví dụ minh họa.
- Từ thông tin 2, ông A đã thực hiện quyền bầu cử bằng cách tự mình đi bầu và bỏ phiếu kín theo nguyên tắc bầu cử phổ thông bình đẳng, trực tiếp.
- Em đồng ý với ý kiến của B vì theo điều 37 luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015, người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đều không được ứng cử.
- Ngoài những thông tin đã nêu ra, còn có quy định về việc công dân phải xuất trình thẻ cử tri khi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, không được đe dọa, chèn ép khi bầu cử và không được cấm người khác bầu cử. Ví dụ: Nếu trong địa phương A có 10 ứng viên đăng ký tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và họ đều được công dân ủng hộ, nhưng thông qua quá trình bầu cử, chỉ có 2 người đắc cử. Công dân sẽ phải tôn trọng quyết định của đại chúng và tôn trọng lựa chọn của các cử tri đã đi bỏ phiếu cho những người được yêu cầu.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận