Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau

Câu 4: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau:

- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
 Mắt xanh chẳng để ai vào có không? 
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) 


  • Ba thu: ý nói đến khoảng thời gian dài, điển cố này muốn diễn tả Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt mà có cảm giác lâu như ba năm.
  • Chín chữ ở đây là nói về công lao cha mẹ vất vả nhiều bề, gồm: sinh: đẻ; cúc: nâng đỡ; phủ: vuốt ve; súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn; dục: dạy dỗ; cố: trông nom, đoái hoài; phục: theo dõi tình hình mà uốn nắn; phúc (phú): che chở.
  • Liễu Chương Đài: điển cố gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu thơ:

Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh
 Nay có còn không  
Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi.

    • Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.
  • Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn giải câu 4 Thực hành về thành ngữ, điển cố, câu 4 Thực hành về thành ngữ, điển cố, trả lời câu 4 Thực hành về thành ngữ, điển cố, đáp án câu 4 Thực hành về thành ngữ, điển cố

Bình luận

Giải bài tập những môn khác