Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi
Đọc và Thực hành tiếng Việt
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi:
1. Lập niên biểu Nguyễn Trãi và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.
2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
3. Phân tích một đặc điểm của hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.
4. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì?
5. Nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức cơ bản làm nên sức thuyết phục trong trong văn chính luận của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
1. Niên biểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442 ) là con của Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) và bà Trần Thị Thái (con của Trần Nguyên Đán).
- Sớm mồ côi mẹ, hai cha con đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cùng năm (1400) và làm quan dưới Triều Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. “Nợ nước thù nhà”, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Ông giúp Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước nhưng bị bọn gian thần dèm pha, bị nghi oan và không được tin dùng.
- Năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước trở lại. Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, mãi đến năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.
* Nhận xét về con người, cuộc đời Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là người chịu nỗi án oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử.
- Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy được ông là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng lớn.
- Nguyễn Trãi là người đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí. Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
2. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa của ông gắn liền với tư tưởng thân dân – yêu thương, tôn trọng, biết ơn dân; khẳng định sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân,.. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống bình yên, ấm no của nhân dân làm mục tiêu cao nhất: Vì dân lo trước, dạ khôn nguôi ( Mạn hứng, bài 2). Nguyễn Trãi luôn khẳng định sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân: Lật thuyền mới biết dân như nước (Quan Hải - Ức Trai thi tập). Đặc biệt, ông không chỉ thương dân mà còn biết tông trọng, biết ơn dân. Tư tưởng trọng dân, ơn dân bao trùm, xuyên suốt sáng tác của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Bình Ngô đại cáo)
Ăn lộc đều ơn kẻ cấy cày
( Bảo kính cảnh giới, bài 19 – Quốc âm thi tập)
3.
– Thiên nhiên có vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ: Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng), Thần Phù hải khẩu (Cửa biển Thần Phù), Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự (Để chùa Hoa Yên núi Yên Tử), Vân Đồn,...
– Thiên nhiên có vẻ đẹp thanh sơ, bình dị, gần gũi: Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức sự), Trại đầu xuân độ (Bến đò xuân đầu trại), Cây chuối, Thuật hứng (bài 24), Ngôn chỉ (bài 3, bài 11, bài 20),...
4.
– Nỗi buồn thời thế, nỗi thất vọng trước thực tại nhiều bất công, ngang trái: “Ở thế nhiều phen thấy khóc cười/ ... Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (Tự thuật, bài 9);“Ai ai đều đã bằng câu hết/ Nước chẳng còn có Sử Ngư (Mạn thuật, bài 14);...
– Niềm tự hào, tự tin vào phẩm cách thanh cao, khi tiết cứng cỏi, bản lĩnh kiên cường: “Đống lương tài có mấy bằng mày/ Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay" (Tùng);"Thế sự dầu ai hay buộc bện/ Sen nào có bén trong lầm” (Thuật hứng, bài 25); “Chớ cậy sang mà ép nề/ Lời chẳng phải vuỗn khôn nghe" (Trần tình, bài 8); “Vườn quỳnh dầu chim kêu hót/ Cõi trần có trúc đứng ngăn" (Tự thản, bài 40),...
– Lí tưởng sống cao cả, khát vọng xả thân vì chính nghĩa, vì dân, vì nước: “Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng” (Bảo kính cảnh giới, bài 5); “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phi sở nguyền” (Tự thản, bài 4);..
5. Các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục trong văn chính luận của Nguyễn Trãi:
– Hiểu rõ đối tượng, bối cảnh chính trị và các vấn đề thời sự có liên quan đến ván dé.
– Lập luận chặt chẽ dựa trên nền tảng chính nghĩa và quy luật khách quan của đời sống.
Bình luận