Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 11 – 12), đoạn từ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, đến “Song hào kiệt đời nào cũng có” và trả lời các câu hỏi

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 11 – 12), đoạn từ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, đến “Song hào kiệt đời nào cũng có” và trả lời các câu hỏi:

1. Đọc cước chú số 5 trong SGK (tr. 11), giải thích ý nghĩa của cụm từ “mỗi bên xưng đế một phương” trong bản dịch.

2. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ “trừ bạo” và mục đích “yên dân” của đội quân thực thi lí tưởng nhân nghĩa được tác giả lí giải như thế nào?

3. Liệt kê những từ ngữ có nội dung thể hiện rõ tư thế chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc được triển khai trên những khía cạnh nào?

5. Đoạn văn đã thể hiện rõ nét quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc. Hãy trình bày ý kiến của bạn về nhận định này.


Trả lời: 

1. Trong nguyên văn, chữ “đế” được dùngvới đầy đủ nội hàm ý nghĩa trong SGK (giống với từ “để” trong bài thơ Nam quốc sơn hà: Nam quốc sơn hà Nam đế cư – Non sông nước Nam do Nam để làm chủ). Từ “đế” ở đây được sử dụng như một động từ, đặt trong cụm từ“mỗi bên xưng đế một phương” thể hiện tư tưởng xác lập thể chế nhà nước tự chủ. “Nam quốc” và “Bắc quốc” có sự tự chủ ngang hàng, bình đẳng, được lịch sử ghi nhận; do đó mỗi quốc gia có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, không vì lí do gì có thể can thiệp, xâm phạm lẫn nhau. Bản dịch đã dịch sát ý của nguyên văn.

2. Nhiệm vụ “trừ bạo” (nguyên văn: khử bạo – trừ gian diệt giặc) và mục đích “yên dân” (nguyên văn: an dân – làm cho dân chúng được yên ổn thái bình) được đặt trong một cặp câu văn biền ngẫu mở đầu bài cáo, gắn với nội dung thực hiện lí tưởng nhân nghĩa.

Hình thức cặp câu văn đối nhau nhưng nội dung là sự nối tiếp, hàm ý lí giải, không phải là đối tương phản (ý đối lập nhau) hay đối tương đồng lý bổ sung cho nhau). Logic, mối quan hệ nghĩa ở đây là: Trong việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa thì mục tiêu quan trọng nhất là “an dân”; muốn cho nhân dân có được cuộc sống yên ổn, thái bình thì nhiệm vụ cần thực thi trước hết, không có gì cấp bách bằng là phải trừ khử bạo tặc. Sự lí giải và lập luận của Nguyễn Trãi hết sức logic, chặt chẽ và điều đó luôn đúng với thực tế lịch sử.

3. Ví dụ một số từ ngữ: “Việc (thực thi lí tưởng) nhân nghĩa”, “yên dân”, “quân điếu phạt”, “trừ bạo”, “nước Đại Việt ta”, “núi sông bờ cõi”, “xưng đế một phương”.

4. Những khía cạnh chính trong việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc: tên gọi quốc gia Đại Việt có từ nhiều triều đại trước, khởi đầu là Đại Cổ Việt, độc lập sánh cùng với cách xưng gọi của các triều đại phương Bắc (Đại Hán, Đại Đường,Đại Tống, Đại Nguyên, Đại Minh); nền văn hiến tự chủ; lãnh thổ có đặc trưng riêng; phong tục tập quán có bản sắc khác biệt; các triều đại tự chủ nối tiếp; ý thức giữ gìn bờ cõi qua sự nghiệp của các bậc anh hùng hào kiệt;...

5. Quan niệm về quốc gia dân tộc được hình thành và hoàn thiện dần dần cùng với diễn trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc. Quan trọng nhất của quốc gia là tự chủ quốc gia dân tộc, quan trọng nhất của tự chủ dân tộc là ý thức tự chủ dân tộc. Nhiệm vụ của bài cáo không phải là luận về quan niệm quốc gia dân tộc, nhưng do ý thức được sâu sắc vấn đề tự chủ dân tộc là yếu tố quan trọng làm nên tư cách chính nghĩa quốc gia, tác giả đã rất chú ý lập luận nhằm thể hiện nổi bật điều này.

Quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc có sự phát triển toàn diện, sâu sắc mà các văn kiện lịch sử trước đó chưa hề đạt tới. Quan niệm đó được thể hiện ở các tiêu chí: danh xưng quốc gia; nền văn hiến; lãnh thổ; phong tục tập quán; các triều đại tự chủ nối tiếp; ý thức giữ gìn bờ cõi qua sự nghiệp của các bậc anh hùng hào kiệt;... Từ góc nhìn hiện đại, đến nay, quan niệm này vẫn hết sức xác đáng.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Nguyễn Trãi - Danh còn để trợ dân này (Đọc và Thực hành tiếng Việt), giải SBT văn 10 tập 2 kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác