Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 15 – 19), đoạn từ "Trọn hay:” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay. và trả lời các câu hỏi
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 15 – 19), đoạn từ "Trọn hay:” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay. và trả lời các câu hỏi:
1. Tìm những câu văn, ý văn thể hiện rõ tinh thần nhân nghĩa của quân ta.
2. Nếu diễn biến cuộc tổng tiến công qua một số sự kiện, trận đánh tiêu biểu của cuộc kháng chiến được thể hiện trong đoạn văn.
3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí thế quật cường và chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.
4. Hình ảnh thất bại của kẻ thù được thể hiện trong đoạn văn như thế nào?
5. Nhận xét chung về âm hưởng của đoạn văn.
Trả lời:
1. Những câu văn, ý văn thể hiện rõ tinh thần nhân nghĩa của quân ta: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” (nguyên văn: dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn), “Lấy chí nhân để thay cường bạo” (nguyên văn: dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo), “Ta đây mưu phạt tâm công” (nguyên văn: ngã mưu phạt nhi tâm công), “Chẳng đánh mà người chịu khuất” (nguyên văn: bất chiến tự khuất), “hoàn hiếu thực lòng” (nguyên văn: tu hảo hữu thành), “thần vũ chẳng giết hại” (nguyên văn: thần vũ bất sát), “thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh” (nguyên văn: thể thượng đế hiếu sinh chi tâm), “cáp cho năm trăm chiếc thuyền” (nguyên văn: cấp hạm ngũ bách dư tao), “phát cho nghìn cỗ ngựa” (nguyên văn: cấp mã sổ thiên dư thất), “ta lấy toàn quân là hơn” (nguyên văn: dư dĩ toàn quân vi thượng), “để nhân dân nghỉ sức” (nguyên văn: dục dân dữ tức),…
2.
Stt | Thời gian/thời điểm | Sự kiện/trận đánh | Kết quả |
1 | Đinh Mùi tháng chín | Liễu Thăng đem quân cứu viện |
|
2 | Ngày mười tám (tháng Mười, năm Đinh Mùi) | Trận Chi Lăng | Liễu Thăng thua |
3.
Trong đoạn văn những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí thế quật cường và chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn khá nhiều, nên chỉ chọn những hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu:
Ví dụ: “đưa lưỡi dao tung phá” (nguyên văn: nghênh nhận nhi giải), “gươm mài đá, đá núi cũng mòn” (nguyên văn: ma đao nhi sơn trạch khuyết), “voi uống nước, nước sông phải cạn” (nguyên văn: ẩm tượng nhi hà thuỷ can), “sạch không kình ngạc” (nguyên văn: quỳnh khoa ngạc đoạn), “tan tác chim muông” (nguyên văn: điểu tán khuân kinh), “nổi gió to” (nguyên văn: chấn cương phong),…
4. Hình ảnh thất bại thảm hại của kẻ thù một mặt đối lập với sức mạnh vũ bão của quân khởi nghĩa, mặt khác vừa tự đối lập với sự hùng hổ, ngông cuồng, xảo quyệt, nham hiểm của chúng lúc mới đem quân đội hùng hậu gây chiến tranh thôn tính.
Sự thất bại nhục nhã của kẻ thù được thể hiện, miêu tả một cách sinh động giàu sức biểu cảm thông qua việc khắc hoạ hình ảnh tướng giặc (“cùng kế”, “lê gối”, “trói tay”, “vỡ mật”, “vẫy đuôi”… ) có thể khái quát về tư thế và tư cách của kẻ bạo nghịch, phi nghĩa.
5. Đây là đoạn văn thể hiện được âm hưởng nổi bật của bài cáo, khiến tác phẩm được mệnh danh là “áng thiên cổ hùng văn”. Âm hưởng chung: hào sảng, hùng hồn, lẫm liệt, lôi cuốn,…Các biện pháp và thủ pháp cùng với những biểu hiện cụ thể: liệt kê, đối, biểu cảm, dùng điển cố,…Tác giả đã tổ chức liên tục các cặp câu biền ngẫu có đối “tương thành” về ý, có nhịp điệu mạnh mẽ. Khí thế oanh liệt, âm hưởng hùng tráng được thể hiện qua sự kiện dồn dập, ngôn từ tinh xác, hình ảnh xác thực.
Bình luận