Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Hướng dẫn giải bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Đọc và Thực hành tiếng Việt) SBT ngữ văn 10 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 39 – 40), đoạn từ “Từ ngày ông Ma-đơ-len gỡ cho Phăng-tin” đến “đến tận xương tuỷ của chị” và trả lời các câu hỏi:

1. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích.

2. Trong đoạn trích, những đặc điểm nào của nhân vật Gia-ve (Javert) được tập trung khắc hoạ? Qua đó, bạn có ấn tượng gì về con người Gia-ve?

3. Phân tích phản ứng của Phăng-tin (Fantine) trước sự xuất hiện của Gia-ve.

4. Những yếu tố nào trong lời người kể chuyện tác động đến thái độ của người đọc đối với nhân vật Gia-ve?

5.“Tôi biết là anh muốn gì rồi! – đó là câu Giăng Van-giăng (Jean Valjean) nói với Gia-ve trong cuộc chạm trán hắn lần này. Vậy, Gia-ve muốn điều gì ở Giăng Van-giăng? Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Gia-ve đang ráo riết thực hiện điều hắn muốn?

6. “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”. Trong câu trên, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang của câu là thành phần gì? Hãy nêu tác dụng của thành phần đó.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 42 – 43), đoạn từ “Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên trụ đầu giường” Lẵng từ khuỷu tay đến “muốn làm gì thì làm” và trả lời các câu hỏi:

1. Phân tích cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin.

2. Trong đoạn trích này, bà xơ Xem- pơ - lít (Simplice) có vai trò gì?

3. Theo bạn, trong đoạn trích, những chi tiết nào có vẻ rất lạ lùng? Phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.

4. Đoạn trích xuất hiện một số câu hỏi trong lời người kể chuyện. Những câu hỏi đó giúp bạn hiểu gì về vai trò của người kể chuyện?

5. “Giờ anh muốn làm gì thì làm” – đó là câu Giăng Van-giăng nói với Gia-ve sau khi ông đã hoàn tất những gì cần làm với Phăng-tin. Phân tích ý nghĩa của câu nói đó.

6. Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau: "Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 47 – 48), đoạn từ “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại” đến “Thanh không nhớ được” và trả lời các câu hỏi:

1. Đọc đoạn trích, chúng ta đang nghe lời kể của ai? Hãy tóm lược những điều được kể lại trong đoạn trích.

2. Chỉ ra các câu văn miêu tả những điều Thanh cảm thấy, những điều Thanh tự hỏi lòng mình. Ai là người có khả năng biết được những gì diễn ra trong nội tâm sâu kín của nhân vật như vậy? Điều đó có ý nghĩa gì?

3. Chi tiết nào giúp người đọc suy đoán rằng, sẽ có nhân vật khác xuất hiện trong phần tiếp theo của truyện? Theo dự đoán của bạn, nhân vật đó có liên quan đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện không? Vì sao?

4. Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích này, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?

5. Bạn có nhận xét gì về giọng văn của đoạn trích? Cơ sở nào giúp bạn rút ra những nhận xét như vậy?

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.50 –51), đoạn từ "Bữa ăn xong" đến "tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi:

1. Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

2. “Bà cụ nhìn cô, âu yếm:

– Hoa hãy còn non lắm, sao hải sớm thế, con?

Nga thưa:

– “Anh con hải đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười.

Bạn cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của những lời đối thoại trên của hai nhân vật?

3. Phân tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga trong đoạn trích.

4. Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”?

5. Trong những câu sau đây, người kể chuyện đã thể hiện khả năng thấu tỏ như thế nào về nhân vật?

“Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ trong SGK Ngữ văn 10, tập hai, (tr. 53 – 54), đoạn từ “Ta trượt đi cô!" đến "lao dốc lần nữa đi” và trả lời các câu hỏi:

1. Vì sao Na-đi-a chấp nhận cùng “tôi” ngồi xe trượt tuyết lao dốc lần thứ nhất? Na-đi-a đã phản ứng như thế nào sau khi trải qua cảm giác đáng sợ khủng khiếp ở lần trượt tuyết đầu tiên?

2. Trong đoạn trích có nhiều câu thể hiện tâm trạng của Na-đi-a. Theo bạn, người kể chuyện biết chắc chắn hay chỉ suy đoán về tâm trạng được thể hiện qua những câu đó?

3. Khi nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” nhân vật “tôi” có biết tính chất hệ trọng của câu đó không? Từ đó, bạn đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi” ?

4. Vì sao Na-đi-a đã bất chấp cả sợ hãi để đề nghị nhân vật “tôi” tiếp tục lao dốc? Hành động đó thể hiện điều gì ở con người Na-đi-a?

5. Ở vị trí là một phần của tác phẩm truyện, đoạn trích có những đặc điểm nổi bật nào?

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ trong SGK Ngữ văn 10, tập hai, (tr. 55 – 56), đoạn từ “Từ hôm đó, ngày nào tôi và Na-đi-a” đến “không còn khả năng hiểu nữa... và trả lời các câu hỏi:
1. Ngày nào cũng trượt tuyết lao dốc cùng Na-đi-a, và mỗi lần lao xe từ trên đồi xuống, nhân vật “tôi” lại thì thào nhắc câu “Na-đi-a, anh yêu em!”. Bạn nghĩ gì về hành động đó của nhân vật “tôi”?
2. Trong suy đoán của nhân vật“tôi”, Na-đi-a đã có trạng thái tâm lí như thế nào khi thường xuyên nghe câu “Na-đi-a, anh yêu em!” lúc xe lao dốc, dù không biết trai cùng đó là tiếng của người con trai cùng ngồi xe trượt tuyết với mình hay là tiếng gió?
3. Theo bạn, Na-đi-a đã thật sự có tình cảm với nhân vật “tôi” hay chỉ muốn xác định có phải “tôi” là người đã nói câu mà nàng thường xuyên được nghe khi xe lao dốc? Dựa vào đâu mà bạn khẳng định như vậy?
4. Nhân vật “tôi” đã nghĩ như thế nào về việc Na-đi-a quyết định trượt tuyết một mình? Vì sao “tôi” phải dùng cụm từ “chắc là" khi diễn đạt những điều mình phân tích chứ không khẳng định dứt khoát?
5. Tâm trạng của Na-đi-a trong lần trượt tuyết một mình được miêu tả qua điểm nhìn nào?

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ngước mái đầu hói, riềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực. Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiệntầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,

Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quả khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung. Bởi vậy, ông lại trở về với những ngày đang sống, với những người đang sống. Mắt ông bỗng cay sè. Lòng ông bồn ngộn. Và ông vội củi xuống, bật trên môi những lời cầu khẩn thành kính và run rẩy:

– Hôm nay ngày ba mươi tháng Chạp năm Bính Tuất, buổi tất niên, con cùng các nam tử, nữ tử, tôn tử,...

Rồi theo lời cha, Luận bỗng bấm tay Đông. Mặt Luận biến sắc. Rõ ràng là khi kể tên các con trai, ông cụ đã gạt tên thằng Cừ. Lý ngọ nguậy không yên, lát sau, ghé tai chị Hoài, hí hửng: “Chị ơi, em biết khẩn đúng bài kinh nhà Phật cơ. Mắt chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ. Và khi ông Bằng vừa buông tay chắp, rút mùi soa lau mắt, lui ra, chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.

(Theo Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1987, tr. 68 – 69) 

1. “Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ: Ba câu trên liền nhau nhưng lại có sự thay đổi đột ngột về điểm nhìn trần thuật. Sự thay đổi thể hiện như thế nào? Nêu tác dụng của việc thay đổi đó.

2. Cúng gia tiên là một sinh hoạt văn hoá tâm linh trong gia đình người Việt Nam. Tính chất thiêng liêng của hoạt động đó được thể hiện như thế nào ở đoạn trích này?

3. Phân tích ý nghĩa những lời tâm sự của ông Bằng trước bàn thờ gia tiên.

4. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào khi miêu tả không khí lễ cúng gia tiên của gia đình ông Bằng? Điều đó có ý nghĩa gì?

5. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..

Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần, nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mười cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió biển thổi về.

Tháng Năm âm lịch là mùa gặt. Mẹ tôi, chị Ngữ, chú Phụng với tôi ra đồng từ mờ sáng. Ba người gặt, còn tôi gánh lúa.

Tôi gánh lúa về nhà, đi men theo đường mương. Nắng gắt lắm, ngoài trời có lẽ phải bốn mươi độ. Bùn non bên vệ mương nứt nẻ, bong cong lên như bánh đa.

Tôi mơ mộng lắm, hay nghĩ. Bố tôi là thiếu tá, cán bộ trung cấp kĩ thuật hải quân, vẫn đi ra các đảo lắp ra-đa với máy thông tin, mỗi năm về phép một lần. Bố tôi thuộc hết tên các đảo. Mẹ tôi chẳng bao giờ đi xa khỏi làng. Mẹ tôi bảo: “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người". Chú Phụng thì khác, chú Phụng đã đi nhiều nơi, chú Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái”. Nhà chủ Phụng toàn phụ nữ: mẹ vợ, VỢ, bốn đứa con gái. Chú Phụng đùa: “Chủ đẹp giai nhất nhà".

(Nguyễn Huy Thiệp, Như những ngọn gió, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 423 – 424)

1. Phân tích điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên.

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật? 

3. Lời của người kể chuyện trong đoạn trích đã cung cấp cho người đọc những thông tin gì?

4. Đoạn trích này là một phần trong truyện ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp. Theo bạn, những chi tiết nào ở đoạn trích có mối liên hệ với nhan đề của truyện?

5. “Mẹ tôi bảo: “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người”. Chú Phụng thì khác, chú Phụng đã đi nhiều nơi, chủ Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái”. So sánh quan niệm của “mẹ tôi” và “chủ Phụng” qua lời nói của từng nhân vật. Người kể chuyện thể hiện sự tán thành quan điểm của nhân vật nào?

6. Theo bạn, đoạn trích này nằm ở phần nào của tác phẩm? Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?

Bài tập 9. Đọc lại văn bản Con khướu sổ lồng trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 70 – 72) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy sơ đồ hoá câu chuyện bằng cách dùng mũi tên đánh dấu sự tiến triển của các sự việc diễn ra trong truyện ngắn Con khướu sổ lồng.

2. Con khướu đã được “ưu ái” như thế nào? Điều này có liên quan gì đến việc con khướu sổ lồng bay đi rồi lại trở về?

3. Có những cách lí giải nào về nguyên nhân con khướu sổ lồng đã trở lại nơi nó được nuôi dưỡng, chăm sóc? Cách lí giải nào đề cập đến “yếu tố tinh thần” của con khướu, góp phần thể hiện chủ đề của truyện?

4. Con khướu trở về rồi lại bay đi và có khả năng sẽ bay đi mất. Điều đó đã được người kể chuyện xưng “tôi” lí giải như thế nào?

5. Tiếng hót của con khướu khi ở trong lồng và khi tung cánh bay lượn giữa không gian bao la khác nhau như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

6. Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” nhiều lần bộc lộ ý nghĩ riêng của mình về con khướu. Những ý nghĩ đó giúp người đọc hiểu gì thêm về ý nghĩa của tác phẩm?

7. Theo bạn, tên truyện có ý nghĩa như thế nào?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác