Đọc lại văn bản Con khướu sổ lồng trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 70 – 72) và trả lời các câu hỏi

Bài tập 9. Đọc lại văn bản Con khướu sổ lồng trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 70 – 72) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy sơ đồ hoá câu chuyện bằng cách dùng mũi tên đánh dấu sự tiến triển của các sự việc diễn ra trong truyện ngắn Con khướu sổ lồng.

2. Con khướu đã được “ưu ái” như thế nào? Điều này có liên quan gì đến việc con khướu sổ lồng bay đi rồi lại trở về?

3. Có những cách lí giải nào về nguyên nhân con khướu sổ lồng đã trở lại nơi nó được nuôi dưỡng, chăm sóc? Cách lí giải nào đề cập đến “yếu tố tinh thần” của con khướu, góp phần thể hiện chủ đề của truyện?

4. Con khướu trở về rồi lại bay đi và có khả năng sẽ bay đi mất. Điều đó đã được người kể chuyện xưng “tôi” lí giải như thế nào?

5. Tiếng hót của con khướu khi ở trong lồng và khi tung cánh bay lượn giữa không gian bao la khác nhau như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

6. Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” nhiều lần bộc lộ ý nghĩ riêng của mình về con khướu. Những ý nghĩ đó giúp người đọc hiểu gì thêm về ý nghĩa của tác phẩm?

7. Theo bạn, tên truyện có ý nghĩa như thế nào?


Trả lời: 

1. Có thể sơ đồ hoá diễn biến câu chuyện trong truyện ngắn Con khướu sổ lồng như sau:

diễn biến

2. Con khướu được nuôi dưỡng rất chu đáo: nơi ở của nó là cái lồng tuyệt đẹp; trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống; quanh lồng có cây cảnh với phong lan, tuy không mưa nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông... Có lẽ sự “ưu ái”, điều kiện sống “thần tiên" chính là nguyên nhân để con khướu sau khi sổ lồng bay đi vẫn tìm đường trở về.

3. Khi con khướu trở về, mọi người trong nhà vui mừng và bàn cãi nhau về nguyên nhân. Có người bảo căn cứ vào “nhu cầu vật chất” của con khướu (quen với việc được uống nước đường); lại có người chú ý “nhu cầu tinh thần" (nó đã bịgiam hãm quá lâu, bây giờ thấy cô đơn, quá nhỏ bé trước bầu trời). Cho rằng việc con khướu trở về do “yếu tố tinh thần” là cách lí giải có ý nghĩa góp phần thể hiện chủ đề của truyện.

4. Người kể chuyện xưng “tôi” đã lí giải về việc con khướu trở về rồi lại bay đi và có khả năng sẽ bay đi mất: “Con khướu đã bay theo tiếng gọi của giống loài, thoát khỏi cảnh bị giam hãm trong lồng để trở lại nguyên vẹn một con chim tự do tung cánh giữa bầu trời bao la.”

5. Ở trong lồng, tiếng hót của con khướu: “vừa vui vừa xao xuyến”. 

Tiếng hót của nó khi bay lượn giữa trời:“ Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hàng thế kỉ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều”. 

Như vậy, sống trong lồng, tiếng hót của con khướu có vẻ cô độc; khi sổ lồng bay đi, tiếng hót của con khướu không còn là tiếng hót cô độc của mình nó nữa, mà là bản hoà ca của đôi chim tự do bay lượn giữa bầu trời mênh mông. Sự khác nhau giữa hai kiểu hót cho thấy, chỉ khi tự do, con khướu mới thực sự là nó, nghĩa là mới thể hiện tất cả những tố chất đặc biệt của nó, qua tiếng hót.

6. Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” vừa hiện diện trong câu chuyện, vừa là người quan sát, bộc lộ những nhận xét từ cách cảm nhận, suy nghĩ, dự đoán riêng của mình.

Mặc dù rất quý con khướu và muốn tận hưởng cảm giác thanh thản mỗi khi nghe nó hót trong lồng, nhưng qua những ý nghĩ đó, dường như nhân vật “tôi” lại thể hiện sự “đồng tình” với việc sổ lồng của con khướu. Thái độ của nhân vật “tôi” giúp người có thể rút ra được ý nghĩa của tác phẩm: Con người sống cần phải có tự do, phải sống là chính mình. Cần phải vượt qua giới hạn của bản thân để thoả sức tung bay trên bầu trời rộng lớn.

7. Tên truyện gắn rất chặt với sự việc được kể: Có một con khướu được nuôi, nhưng vì sự sơ hở của chủ, đã vụt bay đi. Đó là lớp nghĩa thứ nhất, nghĩa thực. Nhưng ẩn sau đó còn có nghĩa bóng. Con khướu muốn sổ lồng để thoát khỏi sự giam hãm, chật chội, để được tự do, được thể hiện những gì vốn có của mình. Xét ở lớp nghĩa này, tác phẩm không chỉ bó hẹp ở chuyện về một con chim khướu, mà suy rộng ra, đó còn là câu chuyện về nhu cầu tự do của con người.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Đọc và Thực hành tiếng Việt) giải SBT văn 10 tập 2 kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác