Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Nguyễn Trãi - Danh còn để trợ dân này (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Hướng dẫn giải bài 6: Nguyễn Trãi - Danh còn để trợ dân này (Đọc và Thực hành tiếng Việt) SBT ngữ văn 10 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi:

1. Lập niên biểu Nguyễn Trãi và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

3. Phân tích một đặc điểm của hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.

4. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì?

5. Nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức cơ bản làm nên sức thuyết phục trong trong văn chính luận của Nguyễn Trãi.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 11 – 12), đoạn từ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, đến “Song hào kiệt đời nào cũng có” và trả lời các câu hỏi:

1. Đọc cước chú số 5 trong SGK (tr. 11), giải thích ý nghĩa của cụm từ “mỗi bên xưng đế một phương” trong bản dịch.

2. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ “trừ bạo” và mục đích “yên dân” của đội quân thực thi lí tưởng nhân nghĩa được tác giả lí giải như thế nào?

3. Liệt kê những từ ngữ có nội dung thể hiện rõ tư thế chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc được triển khai trên những khía cạnh nào?

5. Đoạn văn đã thể hiện rõ nét quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc. Hãy trình bày ý kiến của bạn về nhận định này.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 12 – 13), đoạn từ “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, đến “Ai bảo thần nhân chịu được?" và trả lời các câu hỏi:

1. Liệt kê một số động từ, cụm động từ thể hiện âm mưu, dã tâm và hành động bạo ngược, phi nghĩa của giặc Minh và bè lũ gian tà bán nước.

2. Hành động tội ác của kẻ thù đối với nhân dân ta đã được tác giả khái quát qua những khía cạnh nào?

3. Liệt kê một số hình ảnh có giá trị biểu cảm được tác giả sử dụng để tố cáo tội ác của quân giặc.

4. Tác giả đã thể hiện lòng căm thù giặc và sự thương xót nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng như thế nào?

5. Nêu ý kiến nhận xét của bạn về hiệu quả biểu đạt của điển cố “trúc Nam Sơn, “nước Đông Hải".

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 13 – 15), đoạn từ “Ta đây: Núi Lam Sơn dãy nghĩa, đến “Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều" và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi trăn trở và ý thức sâu sắc của bậc chủ tướng về sự cấp bách của trọng trách khôi phục giang sơn.

2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái biểu cảm thể hiện sự phẫn uất, căm giận của chủ tướng trước tội ác quân giặc nào thể hiện sự khó khăn thể

3. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của nghĩa quân Lam Son? 

4. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tinh thần đoàn kết dân tộc, đồng cam cộng khổ của chủ tướng và nghĩa binh?

5. Hình ảnh bậc chủ tướng Lê Lợi được khắc hoạ ở những khía cạnh cụ thể nào? Bạn tâm đắc nhất với khía cạnh nào, vì sao?

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 15 – 19), đoạn từ "Trọn hay:” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay. và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm những câu văn, ý văn thể hiện rõ tinh thần nhân nghĩa của quân ta.

2. Nếu diễn biến cuộc tổng tiến công qua một số sự kiện, trận đánh tiêu biểu của cuộc kháng chiến được thể hiện trong đoạn văn.

3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí thế quật cường và chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Hình ảnh thất bại của kẻ thù được thể hiện trong đoạn văn như thế nào?

5. Nhận xét chung về âm hưởng của đoạn văn.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 19 – 20), đoạn từ ”Xã tắc từ đây vững bền, đến “Ai nấy đều hay" và trả lời các câu hỏi:

1. Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện rõ việc tuyên bố chiến thắng và báo hiệu một thời kì mới của đất nước?

2. Nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.

3. Niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc được thể hiện như thế nào? 

4. Nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng nào?

5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi cho bạn liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” nào của dân tộc? Theo bạn, ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào?

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Bảo kính cảnh giới, bài 43 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu ấn tượng chung của bạn về bức tranh thiên thiên mùa hè được thể hiện trong bài thơ.

2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu cho thấy sự vận động của thời gian và cảnh vật?

3. Phân tích một vài nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và nghệ thuật tả cảnh của tác giả.

4. Bạn cảm nhận được những nét đẹp nào của khung cảnh cuộc sống con người trong hai câu thơ 5 và 6?

5. Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì trong tư tưởng, tâm hồn của Nguyễn Trãi? 

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Dục Thuý sơn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 24) và trả lời các câu hỏi:

1. Dựa vào gợi ý trong phần cước chủ cho bài thơ này ở SGK (tr. 24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thuý. Nêu cảm nhận của bạn về bài thơ đó.

2. Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể chia bố cục tác phẩm này theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.

3. Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.

4. Theo bạn, câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biểu đạt sự liên tưởng – tưởng tượng là gì?

5. Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thuý gợi cho bạn suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?

Bài tập 9. Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 34) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

2. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4.

3. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với bạn? Vì sao?

4. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một yếu tố mà bạn thấy tâm đắc.

5. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả?

Bài tập 10. Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.

2. Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?

3. Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.

4. Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả? 

5. So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác