Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi
Bài tập 10. Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.
2. Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?
3. Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.
4. Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả?
5. So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.
Trả lời:
1.
- Đề tài: Lịch sử, viết về cửa biển Bạch Đằng
- Thi liệu: Cửa biển Bạch Đằng – Địa danh lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
2. Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của dòng sông nhiều lần nhấn chìm quân xâm lược. Dấu tích của những chiến công oanh liệt, hào hùng cũng mang lại cho cảnh sắc thiên nhiên nét đẹp riêng: “Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng”...
3. Bốn dòng thơ cuối thể hiện cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự của tác giả:
- Tự hào về địa thế hiểm trở của núi sông nước Việt; ngợi ca những anh hùng, hào kiệt đã góp phần làm nên chiến thắng oai hùng.
- Bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, xúc động trong nỗi niềm hoài cổ...
4. Căn cứ vào cảm xúc, tâm trạng, giọng điệu,... có thể xác định Nguyễn Trãi viết bài thơ trong khoảng thời gian sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi chưa có những thất vọng về thực trạng xã hội đương thời. Vì vậy, bài thơ phản chiếu vẻ đẹp của một tâm hồn phơi phới, tràn đầy hùng tâm, tráng chí,.. của tác giả.
5.
- Hình tượng thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới gần gũi, bình dị.
- Hình tượng thiên nhiên trong Bạch Đằng hải khẩu hùng vĩ, hiểm trở.
Bình luận