Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong SGK (tr. 90 – 91) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 1. Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong SGK (tr. 90 – 91) và trả lời các câu hỏi: 

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó góp phần giúp người đọc hiểu hơn bài thơ như thế nào?

2. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan nào?

3. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, em hãy cho biết bố cục của bài thơ được triển khai ra sao.

4. Em hãy liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hoà nhập, được cống hiến cho đời sau.

5. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

6. Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao có thể thay thế bằng từ lao xao được không? Vì sao?


1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏngay trên chính giường bệnh của mình. - Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

-  Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

2. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.

3. Có ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người

- Bố cục:

+ Khổ thơ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

+ Khổ 2 và 3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

+ Khổ 4 và 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

+ Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế

4. Những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hoà nhập, được cống hiến cho đời.

- " Ta làm con chim hót

Ta là một cành hoa 

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến 

- Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù khi tuôit hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

5.

- Các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ: so sánh

- Biện pháp: Làm cho câu văn trở lên sinh động, hấp dẫn, gợi hình.

6.Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao không thể thay thế bằng từ lao xao. Vì nghĩ của hai từ này khác nhau và không hợp với bối cảnh.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác