Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93 – 95) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93 – 95) và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu.

[...] Tôi nằm trên võng mẹ đưa

Có chim cu gáy giữa trưa hạnh nồng

2. Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau: Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

3. Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me? 4. Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò... ơ... Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?

5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.

6. Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu: "Mẹ đang tắm cho bé"


1. Những hình ảnh miêu tả:

- Âm thanh: leng keng nhạc ngựa, lao xao vườn mía, véo von điệu hát cổ truyền, nghe tre thổi sáo, chim cu gáy giữa trưa, tiếng ai vút đầu bông lúa, gió dìu vương xao xuyến bờ tre.

- Ánh sáng: dốm hải đăng tắt léo đêm đêm, nước trong.

- không gian: mặt trông ra bể, ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát, ao làng,.

2. Tiếng cùng vần: nồng - bông

3. Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú

4. Câu hò được dẫn 2 trong bài: Đây là những câu tán ngẫu giữa các đôi nam nữ.

“Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết đối với quê hương, với những sinh hoạt văn hóa truyền thống quê hương. Chính điệu hò đã góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp, bản sắc của vùng đất này, nên người đi xa khi nhớ về quê hương thường nhớ về những câu hò thân thương

5.

- Biện pháp tu từ: Nhân hoá

- Tác dụng: Làm câu văn trở lên sinh động, hấp dẫn, gợi hình.

6. 

- "Tắm" trong "Ao làng trăng tắm, mây bơi" có nghĩa là hình ảnh trắng trên cao in bóng xuống ao làng (nhân hoá)

- " Tắm" trong "Mẹ đang tắm cho bé" đây là nghĩa gốc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác