Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 6. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân...

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 152 – 153)

1. Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội.

2. Tình yêu thương của người mẹ đối với con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn vùng chày lún sân?

4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ Tà-ôi?

5. Trong hai dòng thơ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi / Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

6. Hãy chọn và phân tích một vài trường hợp để làm rõ cách sử dụng từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng / Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi / Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối / Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.


1. Hình ảnh cho thấy ẹ thương anh bộ đội:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Mồ hôi mẹ rơi 

Vai mẹ gầy nhấp nhô

2. Tình cảm của người mẹ đối với con mình đó chính là:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

3.Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

4. Như vậy, bà mẹ Tà Ôi là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dân tộc. Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hoà quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.

5.

 - Biện pháp: Liệt kê

- Tác dụng: Phép liệt kê được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu nói đến tình cảm của người mẹ dành cho com, bồ đội và rộng hơn là quê hương.

6. Tiếng ru con "nghiêng" theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em cu Tai cũng "nghiêng" theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng "nóng hổi" vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má, vai, lưng, tim) được sử dụng rất "đắt" để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên. Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử, đã "hát thành lời". Hạt gạo hậu phương là "hạt vàng làng ta” hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác