Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 5. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)

1. Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi / Mấy năm trời xa cách / Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng trời gầm xa lắc.../ Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?

2. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương /Đã ru hát hồn ta thuở bé, / Đã thẩm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

3. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào? 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

Ta yêu quả như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương.

5. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương, Em hãy liệt kê những từ ngữ đó.


1. Em hình dung về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa: Không gian hẹp, thời gian trong đêm, tâm trạng của tác giả: buồn, nhớ quê, nhớ nội.

2. Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho quê hương. Đó là nỗi nhớ quê hương dạt dào. Hình ảnh quê hương hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình. Tác giả nhớ về quê hương với " những dãy bưởi, những hàng khế ngọt", với " nhãn đầu mùa" với những đồ ăn dân dã " canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung". Và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo sơm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. Mẹ là người ân cần. chăm sóc con khi con bị thương, lo lắng cho con hết thảy, mẹ vừa là mẹ vừa là cha. Bất cứ nơi nào có mẹ, đó chính là quê hương gần gũi nhất.

3.Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội.

4. 

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: Làm câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.

5. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương: Xa lắc, chớm hé, thân thiết, thấm nặng, nhớ thương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác