Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 4. Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:

1. Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?

2. Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?

3. Hãy nêu cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.

4. Theo em, vì sao tác giả lại viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?

5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương.


1. Dòng thơ xuất hiện như đang giới thiệu về mảnh đất này, gợi mời cô gái cũng như mọi người về thăm. Qua đó tác giả cũng cho thấy lòng yêu quê hương, tự hào.

2. 

- Đại từ xưng hô được sử dụng: Em, Ta

- Ý nghĩa: 

+ Em: cách xưng hô trang trọng, thể hiển sự kính trọng

+ Ta: cách xưng hô như đại diện cho một sự lớn lao, trong một cái nhỏ bé.

3. “Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc. Giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở. Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu.

4. Bởi phải có tình yêu chúng ta mới có thể hi sinh một cái gì lớn lao, và muốn bảo vệ nó. Cũng như vậy hai cấu thơ đang nói muốn bảo vệ được đất nước đầu tiên ta phải có một lòng nồng nàn yêu nước. Như ông cha ta xưa, để có một đát nước hoà bình như bây giờ, ông cha ta đã hi sinh và cố gắng giành lại chiến thắng cho dân tộc.

5.

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác