Đọc đoạn văn bản từ "Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng)..." đến "...vượt qua thử thách "trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng" (SGK tr.57 - 58) và trả lời các câu hỏi: a. Việc người viết sử dụng các câu văn được trích dẫn từ truyện "E

Câu hỏi 5. Đọc đoạn văn bản từ "Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng)..." đến "...vượt qua thử thách "trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng" (SGK tr.57 - 58) và trả lời các câu hỏi:

a. Việc người viết sử dụng các câu văn được trích dẫn từ truyện "Em bé thông minh" có tác dụng gì?

b. Em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của người viết dành cho nhân vật "em bé" được nói tới trong đoạn trích?

c. Trong đoạn trích trên, người viết đã có những nhận xét, đánh giá xác đáng về nhân vật cổ tích em bé thông minh. Em cũng đã được đọc nhiều câu chuyện cổ tích. Hãy nêu cảm nhận của mình về một nhân vật cổ tích mà em yêu thích bằng đoạn văn khoảng 6 - 8 câu.


Theo tác giả, thử thách thứ tư là quan trọng nhất vì đây là thử thách mang tính danh dự và vận mệnh quốc gia.

a. Việc người viết sử dụng các câu văn được trích dẫn từ truyện "Em bé thông minh" có tác dụng gợi mở cho người đọc về câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào. 

b. Thái độ, tình cảm của người viết dành cho nhân vật "em bé" đó là yêu mến, cảm phục. 

c. Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Truyện kể về số phận của Tấm - một cô gái hiền lành. Mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Nhưng Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ. Một lần, nhà vua mở hội. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt tấm phải nhặt cho xong mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Những tưởng cuộc sống của Tấm sẽ được hạnh phúc, nhưng mẹ con Cám vẫn không tha cho nàng. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì được đến đáp. Truyện Tấm Cám giúp cho người đọc hiểu ra bài học: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3 Đọc Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác