Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Phan Bội Châu được biết đến là một chí sĩ yêu nước thế kỉ XX nhưng trong bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, cụ được mệnh danh là “ông già Bến Ngự” sống ở Bến Ngự. Dựa vào vốn hiểu biết cá nhân em hãy giải thích sự đối lập trên.

Câu 2: Theo em, câu chuyện “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ.

Câu 3: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của “ông già Bến Ngự” trong những năm tháng cuối đời?


Câu 1: 

- Sau bao tháng năm dọc ngang bôn ba đấu tranh, tìm đường cứu nước, những ngày cuối đời của chí sĩ Phan Bội Châu gắn liền với Huế trong hình ảnh khó quên “Ông già Bến Ngự”. Đó là vào năm 1925, cụ Phan bị bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), ngay lập tức bị thực dân Pháp đưa về Hà Nội. Và rồi, trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi ân xá, thực dân Pháp buộc phải đưa cụ về giam lỏng tại Huế cho đến ngày mất, ròng rã 15 năm trời.

- Nhà sử học Đào Duy Anh từng kể lại trong hồi ức: “... Để thoát khỏi cảnh cô liêu tù túng trong ngôi nhà Bến Ngự, cụ đã mua một chiếc đò và thuê người chèo để có thể sống trôi nổi trên sông Hương tìm cảnh nước rộng trời cao... Cụ đã quen sống trên mặt nước cho nên mỗi khi có khách xa muốn thăm thì phải hẹn trước để người nhà đem xuống đò đúng khi cụ cho ghé đò vào bến”.

- Cả trăm năm rồi người xưa khuất bóng nhưng cảnh cũ như vẫn còn đó. Không chỉ là bến đò nơi Bến Ngự và dòng sông An Cựu thấp thoáng bóng hình người chí sĩ nuôi giấc mộng lớn không thành, mà chính ở Huế cùng với quê hương Nghệ An là nơi lưu giữ nhiều nhất những di tích liên quan đến nhà cách mạng Phan Bội Châu. Từ cầu Bến Ngự, ngược dốc Bến Ngự là ngôi nhà của cụ Phan, do cụ tự thiết kế. Cùng với nhà ở, là nhà thờ, khu lăng mộ cụ Phan Bội Châu, từ đường…

Câu 2:

- Câu chuyện "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Cụ Phan Bội Châu được coi là một trong những nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam, có những đóng góp to lớn trong việc khai phá và phát triển trí tuệ, văn hóa, giáo dục Việt Nam.

- "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

- Tác phẩm "Tuấn - chàng trai nước Việt" của Nguyễn Vỹ kể về câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính là Tuấn, một chàng trai Việt Nam đầy nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu đối với đất nước. Tuy nhiên, để hoàn thành mục đích của mình, Tuấn phải trải qua nhiều khó khăn và gian nan. Câu chuyện "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" có thể thể hiện ý nghĩa trong việc khơi dậy tinh thần đấu tranh, tự hào dân tộc và tình yêu quê hương cho nhân vật trong truyện, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của sự hy sinh cho đất nước.

Câu 3:

- Cụ sống bình yên bên căn nhà tranh vách đất ba gian tại dốc Bến Ngự, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc – Trung – Nam)

- Ngôi nhà này được cụ dùng làm nơi ăn ở, diễn thuyết, dạy học trò, sáng tác văn thơ và gặp gỡ bạn hữu cuối đời. Năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc). Thực dân Pháp lén lút đưa về Hà Nội. Nhân dân cả nước đấu tranh đòi ân xá cho cụ. Cụ bị giam lỏng ở Huế 15 năm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác