Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: em hãy nêu một số nét về tác giả của Nguyễn Vỹ?

Câu 2: Tóm tắt nội dung văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến ngự.

Câu 3: Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử dụng các ngôi kể, điểm nhìn khác?

Câu 4: Trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu và tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà?


Câu 1:

Nguyễn Vỹ (1912 – 1917) quê ở làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong rồi Phổ Phong), thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyễn Vỹ vừa làm báo vừa sáng tác văn học. Về thơ, ông có tập Hoang vu (1962), trong đó có những bài thơ tưng gây tiếng vang thời Thơ mới như Gởi Trương Tửu và Sương rơi. Về văn xuôi, ông đã in một số tiểu thuyết, truyện danh nhân thế giới, truyện viết cho thiếu nhi và một số tập nghiên cứu phê bình văn học. Tuấn – chàng trai nước Việt (tập một và tập hai) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông.

Câu 2:

  Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lỗi lạc được bao nhiêu người Việt Nam ngưỡng mộ. Cả cuộc đời của ông sống vì nước vì dân, minh bạch và tao nhã. Chính vì thế, một người thanh niên như Tuấn rất muốn được đến thăm nhà cụ Phan và có thể gặp được cụ. Khi cậu đến gặp cụ Phan thì thấy cụ đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm. Được tận mắt thấy cụ Phan, tâm trạng của Tuấn vừa hồi hộp vừa vui mừng. Cụ Phan hiện lên với dáng vẻ nho nhã và giản dị với cây gậy ba toong và bộ quần áo màu trắng. Cụ ung dung bước đến và trò chuyện cùng với Tuấn và Quỳnh, hỏi han hai cậu về nơi học. Sau đó thì chỉ dạy cho hai cậu về tinh thần yêu nước của dân tộc ta và cho xem những cuốn sách do chính cụ soạn. Khi nói xong cụ lại đi bán gạo cho người khác, thì Tuấn mới có dịp ngắm căn nhà mà cụ Phan ở. Căn nhà cụ Phan ở là một căn nhà ở xóm Bến Ngự, do những người dân yêu quý cụ đóng góp để xây tặng. Đó là một căn nhà tranh đơn sơ, có ba gian và xung quanh có rất nhiều cây. Bên trong có phòng tắm và phòng đọc sách của cụ và được treo rất nhiều tranh. Không khí xung quanh căn nhà rất yên tĩnh và thoáng đãng, thi thoảng mới nghe thấy tiếng bước chân qua lại. Căn nhà đơn sơ, giản dị nhưng Tuấn lại nhìn thấy rất nhiều sự đầm ấm thân thuộc như chính con người cụ Phan vậy. Hàng ngày cụ Phan sống trong căn nhà đơn sơ của mình, không vương khói bụi nhân gian. Sống cuộc sống tự do tự tại, rồi lại đi giao du kết bạn với những người thanh niên yêu nước ở khắp mọi miền tổ quốc. Chính lối sống cởi mở, tự tại mà uyên bác đó khiến cho rất nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam ngưỡng mộ và noi theo gương của cụ. Họ trân trọng những cuốn sách cụ để lại, học tập theo những gì mà cụ chỉ bảo.

Câu 3: 

- Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể thứ ba và điểm nhìn của tác giả.

- Việc sử dụng ngôi kể thứ ba và điểm nhìn của tác giả mang đến ưu điểm là giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và khách quan hơn về nhân vật và không gian sống của ông. Nó cũng mang đến cho tác giả sự tự do trong việc diễn tả chi tiết và cảm nhận về nhân vật và không gian, đồng thời giúp xây dựng được tình tiết và nội dung cho tác phẩm.

Câu 4:

- Các chi tiết miêu tả ngôi nhà cụ Phan Bội Châu:

+ Chiếc cổng dựng ngay ở giữa một hàng rào cây; và luôn luôn mở rộng

+ Nhà có ba gian rộng rãi, để trống.

+ Cảnh nhà thanh vắng, không một tiếng động.

- Các chi tiết miêu tả tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà:

+ Không do dự, Quỳnh và Tuấn bước vào, đi rón rén, giữ lễ phép, qua một sân hẹp rồi bước lên thềm nhà tô xi măng.

+ Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan.

+ Tuấn và Quỳnh đứng yên trên thềm, đợi xen có ai ra thì xin yết kiến cụ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác