Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: GPS và bản đồ số có ứng dụng như thế nào đến các lĩnh vực trong thực tế?
Câu 2: Giải thích vì sao hướng trên của tờ bản đồ không phải lúc nào cũng là hướng bắc? Để xác định được hướng bắc cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Câu 3: Đường bình độ giúp nhận biết các đặc điểm nào của địa hình trên bản đồ?
Câu 1:
- Giao thông: xác định vị trí phương tiện, quản lí điểm đi điểm đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động,…
- Nông nghiệp: Tích hợp GPS vào công cụ làm nông nghiệp có thể theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,…
- Môi trường: giám sát Trái Đất, theo dõi quỹ đạo của bão, quản lí động vật hoang dã, thực vật quý hiếm;…
- Du lịch: Định hướng khi bị lạc hoặc tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa phương mới của người đi du lịch,…
- Đời sống: GPS được ứng dụng trong các hoạt động thể thao như đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,…; tích hợp các thiết bị mang trên người trẻ em hoặc người mắc các bệnh về thần kinh để theo dõi và đảm bảo an toàn,…
Câu 2:
- Không phải lúc nào cứ hướng phía trên của tờ bản đồ cũng đều là hướng bắc (mặc dù có nhiều bản đồ, hướng bắc trùng với hướng phía trên của tờ bản đồ). Để xác định hướng bắc của tờ bản đồ, phải dựa vào các đường kinh tuyến.
- Trên bề mặt quả Địa Cầu, cực Bắc và cực Nam là nơi hội tụ của các đường kinh tuyến. Nếu quy ước phần giữa bản đồ là trung tâm, thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam. Ngoài ra, có thể dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc có ở trên tờ bản đồ để xác định hướng bắc của bản đồ.
Câu 3:
- Trị số đường bình độ tăng dần từ ngoài vào trong: Vùng đất cao.
- Trị số đường bình độ giảm dần từ ngoài vào trong: Vùng trũng.
- Hai đường bình độ đối xứng nhau: Địa hình yên ngựa.
- Hệ các đường bình độ có dạng chữ V: Sống núi. Qua các điểm mà ở đó đường bình độ có độ cong lớn nhất (hệ các đường bình độ có dạng chữ V), vạch một đường, đó là đường chia nước.
- Hệ các đường bình độ có dạng chữ V ngược: Thung lũng. Qua các điểm mà ở đó đường bình độ có độ cong lớn nhất (hệ các đường bình độ có chữ V ngược), vạch một đường, đó là đường tụ nước (đáy thung lũng).
- Các đường bình độ càng nằm gần nhau, thì địa hình có độ dốc lớn. Các đường bình độ càng nằm xa nhau, thì địa hình càng thoải.
Bình luận