Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Làm thế nào để hiểu mối quan hệ của các yếu tố địa lí trong bản đồ?
Câu 2: GPS và bản đồ số có ý nghĩa như nào trong đời sống?
Câu 3: Trình bày đặc điểm của bản đồ số?
Câu 4: So sánh điểm giống và khác nhau của bản đồ giáo khoa và bản đồ địa lí chung?
Câu 5: So sánh điểm khác nhau giữa bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề?
Câu 1:
+ Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.
+ Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan.
+ Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.
Câu 2:
- Hệ thống xác định vị trí của bất kỳ đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng
- GPS và bản đồ số dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực....
- GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong giao thông vận tải, trong đo đạc khảo sát và thi công công trình, trong quân sự, trong khí tượng và giám sát Trái Đất,…
Câu 3:
+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn.
+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.
+ Bản đồ không cần định hình phẳng bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.
+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.
+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
Câu 4:
- Giống nhau: Bản đồ giáo khoa mang những đặc điểm của bản đồ địa lí nói chung như: xây dựng trên cơ sở toán học; thể hiện đối tượng một cách chọn lọc, khái quát hoá; dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh đối tượng.
- Khác nhau: Do mục đích phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường, nên BĐGK còn có những tính chất riêng:
+ Tính khoa học: Giữa bản đồ và thực địa có độ chính xác tương ứng về mặt địa lý và về cơ sở toán học bản đồ; giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện và nội dung của phương pháp thể hiện bản đồ có sự phù hợp nhau. Bản đồ giáo khoa có lượng thông tin thích hợp. Ngoài ra, tính khoa học còn thể hiện ở tỉnh chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính trừu tượng,...
+ Tính trực quan: Bản đồ giáo khoa có tính khái quát cao, dùng nhiều hình ảnh trực quan, phương pháp biểu thị trực quan, trong nhiều trường hợp vượt ra ngoài khuôn khổ của tỷ lệ bản đồ.
+ Tính sư phạm: Bản đồ giáo khoa phải đảm bảo tính tương ứng với chương trình và sách giáo khoa, tâm lý lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và xã hội.
+ Tính giáo dục: Bản đồ giáo khoa phải thể hiện những tiền đề, mà thông qua đó, giáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật.
Câu 5:
- Bản đồ địa lí chung thể hiện các hiện tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội cùng một lúc, một cách đồng đều, không nhấn mạnh yếu tố nào; thường được dùng làm cơ sở để các loại bản đồ khác. Ví dụ: bản đồ tự nhiên các châu, bản đồ tự nhiên thế giới... soạn
Bản đồ địa lí chuyên đề có phân ra các thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính là trọng tâm của bản đồ, được biểu hiện một cách rõ ràng, nổi bật, chi tiết. Thành phần phụ có tác dụng hỗ trợ cho thành phần chính, giúp cho việc sử dụng bản đồ được dễ dàng. Ví dụ: Trong bản đồ thuỷ văn thì các loại sông, hồ, đầm,... được biểu hiện chi tiết, rõ, còn các điểm quần cư, đường giao thông... chỉ được thể hiện một cách sơ lược.
- Bản đồ địa lí chứng chỉ thể hiện các đối tượng theo dấu hiệu bên ngoài. Còn bản đồ địa lý chuyên đề đi sâu vào nội dung bên trong của các hiện tượng.
- Số lượng và các thành phần biểu hiện trên bản đồ chuyên đề hẹp hơn ở bản đồ địa lý chung, nhưng mức độ chi tiết và đặc điểm của các đối tượng chính thì rõ nét hơn.
Bình luận