Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi?

Câu 2: Tại sao chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia?

Câu 3: Tại sao chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn?

Câu 4: Cây lúa gạo được trồng nhiều ở miền nhiệt đới, miền ôn đới và cận nhiệt đới phổ biến trồng lúa mì, hoa màu được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Giải thích tại sao?

Câu 5: Tại sao cây cà phê thường được trồng nhiều ở miền nhiệt đới; miền cận nhiệt đới trồng nhiều cây chè?

Câu 6: Tại sao miền ôn đới và cận nhiệt thường trồng nhiều cây củ cải đường, nhiệt đới và cận nhiệt đới trồng nhiều cây bông?

Câu 7: Tại sao ở miền nhiệt đới trồng nhiều mía; miền nhiệt đới ẩm trồng nhiều cao su; ở cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới trồng nhiều cây đậu tương?


Câu 1: 

Cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi do:

- Cây lương thực có đặc điểm sinh thái rộng và nhu cầu phổ biến, rộng rãi khắp nơi trên thế giới nên được trồng phổ biến khắp nơi.

- Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung, do: phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.

Câu 2: 

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia:

- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.

- Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (thịt, trứng, sữa,...), dược phẩm và cho xuất khẩu.

- Sử dụng sản phẩm và tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt, nhiều nơi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá.

Câu 3: 

- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là thức ăn tự nhiên (đồng cỏ), thức ăn do con người trồng, thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp.

- Nguồn thức ăn có tác động mạnh mẽ đến quy mô chăn nuôi.

- Nguồn thức ăn quyết định cơ cấu và sự phân bổ vật nuôi: Mỗi nguồn thức ăn làm cơ sở để phát triển loại vật nuôi khác nhau. Nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, đồng cỏ khô cần thường có các loại vật nuôi chủ yếu là siru, dễ, ngựa, lạc đà, nơi có đồng bằng phù sa màu mỡ, cây lương thực được trồng với năng suất và san lượng lớn thường tập trung vào nuôi lợn và gia cầm.

- Nguồn thức ăn tác động đến hình thức tổ chức sản xuất của chân nuôi. Thức ăn tự nhiên là cơ sở để phát triển chăn nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn do người trồng là cơ sở để chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp là cơ sở phát triển chăn nuôi công nghiệp.

- Chất lượng nguồn thức ăn tác động đến sản lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Câu 4: 

Cây lúa gạo được trồng nhiều ở miền nhiệt đới, miền ôn đới và cận nhiệt đới phổ biến trồng lúa mì, hoa màu được trồng rộng rãi ở nhiều nơi vì:

- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở miền nhiệt đới do cây này ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước và đất phù sa.

- Cây lúa mì được trồng phổ biến ở miền ôn đới và cận nhiệt đới do cây này ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp; đất đai màu mỡ.

- Cây hoa màu được trồng rộng rãi ở nhiều nơi: ở miền ôn đới (đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây); ở miền nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn (kê, cao lương, khoai lang, sẳn). Nguyên nhân:

+ Cây hoa màu được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia và đối với các nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Á còn được dùng làm lương thực cho người.

+ Nhìn chung, các cây hoa màu dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm bón và đặc biệt có khả năng chịu hạn giỏi.

Câu 5: 

Cây cà phê thường được trồng nhiều ở miền nhiệt đới; miền cận nhiệt đới trồng nhiều cây chè do:

- Cây chè: Trồng nhiều ở miền cận nhiệt, nhất là ở Ấn Độ và Trung Quốc, Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam... Do điều kiện sinh thái: Thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

- Cây cà phê: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới, nhất là ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a ... Do - điều kiện sinh thái: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.

Câu 6: 

Miền ôn đới và cận nhiệt thường trồng nhiều cây củ cải đường, nhiệt đới và cận nhiệt đới trồng nhiều cây bông do:

- Củ cải đường: Trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nhất là ở Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Ki, U-crai-na, Ba Lan... Do điều kiện sinh thái: phù hợp với đất đen, đất phù sa.

- Bông: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhất là ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, U-dơ-bê-kit-xtan,... Do điều kiện sinh thái: ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định, cần đất tốt.

Câu 7: 

Ở miền nhiệt đới trồng nhiều mía; miền nhiệt đới ẩm trồng nhiều cao su; ở cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới trồng nhiều cây đậu tương do:

- Cây mía: trồng nhiều ở miền nhiệt đới, nhất là ở Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu-ba... Do điều kiện sinh thái: Đòi hỏi nhiệt độ cao, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa; thích hợp với đất phù sa mới.

- Cây đậu tương: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới, nhất là ở Hoa Kì, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Trung Quốc,... Do điều kiện sinh thái: ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.

- Cây cao su: trồng tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi. Do điều kiện sinh thái: Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão, thích hợp nhất với đất badan.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác