Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, và cơ cấu dân số thế giới
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân dân cư. Giải thích tại sao?
Câu 2: Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Giải thích tại sao?
Câu 3: Phân tích sự khác nhau về tỉ suất tử khô giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển?
Câu 4: Tại sao động lực tăng dân số thế giới không phải là gia tăng dân số cơ học?
Câu 5: Phân tích nguyên nhân dẫn đến gia tăng dân số cơ học?
Câu 6: Phân tích tác động của cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 1:
Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh gần đúng mức sinh của dân cư: Vì mẫu số gồm toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.
Câu 2:
- a) Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau
- Tỉ suất sinh thô chịu tác động của các nhân tố:
+ Tự nhiên – sinh học: Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là 15 – 49 tuổi. Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.
+ Phong tục tập quán và tâm lí xã hội ảnh hưởng đến việc sinh nhiều con hay ít con. Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.
+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội: Thực tế cho thấy, mức sống thấp thường có mức sinh cao và ngược lại.
- Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Chính sách dân số: Khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.
+ Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão lụt,...) ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
+ Mức sống của dân cư: Mức sống càng cao thì tỉ suất tử càng thấp.
+ Cơ cấu tuổi của dân số: Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi đều có khả năng thúc đẩy ti suất tử cao.
+ Trình độ y học: Trình độ y học càng cao; mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh càng phát triển, càng tạo nhiều khả năng giảm tỉ suất tử.
+ Môi trường sống: Môi trường trong sạch, tuổi thọ được nâng cao; môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ.
+ Chiến tranh và các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
+ Dịch bệnh tác động nhiều đến tỉ suất tử (ví dụ: Đại dịch Covid -19 xảy ra trên toàn thế giới đã làm chết hàng triệu người).
- b) Các nhân tố này tác động khác nhau ở mỗi quốc gia, địa phương, vùng, lãnh thổ,... nên trên thế giới có tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô khác nhau.
Câu 3:
- Nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển.
- Giải thích: Nhóm nước phát triển có dân số già, nên tỉ suất tử thô cao (mặc dù điều kiện sống rất tốt); nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ nên tỉ suất tử thô thấp.
Câu 4:
- Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau: Do sự khác nhau về sinh đẻ, tử vong và xuất cư, nhập cư khác nhau ở các nước.
+ Sinh đẻ và tử vong ở các nước khác nhau là không giống nhau, do các nhân tố tác động đến chúng luôn thay đổi.
+ Tỉ lệ xuất cư cũng như nhập cư ở các nước khác nhau không giống nhau.
- Quy mô dân số luôn biến động:
+ Động lực phát triển dân số là gia tăng tự nhiên. Sự biến động dân số (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ, tử vong.
+ Sinh đẻ và tử vong chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau; các nhân tố này không ổn định nên làm cho tỉ suất sinh đẻ và tử vong luôn biến đổi, từ đó làm quy mô dân số biến đổi.
Câu 5:
- Nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng cơ học là do các luồng xuất cư và nhập cư, bắt nguồn từ các điều kiện khác nhau về tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên,...); kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, việc làm và thu nhập, lịch sử định cư, các dòng chuyển cư,...).
+ Các vùng nhập cư có đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi; điều kiện làm việc thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội tốt hơn...
+ Ngược lại, các vùng xuất cư là do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; đất đai canh tác quá ít, bạc màu; tài nguyên nghèo nàn; không có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống...
Câu 6:
- Dân số xuất cư thường là có kinh nghiệm, sức khoẻ và một số phẩm chất cần thiết để đi đến những vùng đất mới, chủ yếu trong số đó là giới nam. Do vậy, làm tăng thêm nguồn lao động có sức khoẻ v năng lực hoạt động kinh tế ở nơi nhập cư. Ngược lại, làm giảm nguồn lao động có sức khoẻ và năng lực hoạt động kinh tế ở nơi xuất cư.
- Nhìn chung trên tổng thể cả xuất cư và nhập cư đều có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, vì ở mỗi nơi đều cần phải cơ cấu lại hoạt động kinh tế và tăng cường sử dụng những thế mạnh của lao động nhập cư hoặc lao động tại chỗ.
Bình luận