Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Chiều sương

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng truyện Chiều sương chủ yếu viết về “ma”, về “truyện ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Câu 2: Trong chương trình ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm nói về những người dân làng chài ra khơi, đó là tác phẩm nào? Nêu rõ tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?


Câu 1: 

Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng nhận định trên là đúng. Mặc dù truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. 

     Trong truyện, tác giả đã sử dụng một số yếu tố thực và ảo để tạo nên nội dung hóm hỉnh, thú vị và sinh động. Những câu chuyện trong truyện đưa độc giả vào thế giới của dân gian, tạo ra một cảm giác quen thuộc và ấm áp. Tác giả cũng rất khéo léo khi kết hợp hình ảnh con người với những tai ương của biển cả và cuộc sống khó khăn của dân chài. Những chi tiết này cho phép độc giả được trải nghiệm và chứng kiến cuộc sống của nhân vật, từ đó tạo nên cảm giác gần gũi và thân thiết. Trong điều kiện khó khăn, nhân vật vẫn cố gắng chiến đấu và đoàn kết, và tinh thần này đã giúp họ chiến thắng. Dù truyện viết về "ma" và "thuyền ma", nhưng không gợi lên cảm giác lạnh lẽo hay đáng sợ, mà ngược lại, mang đến một không khí ấm áp, quen thuộc và lạc quan.

Câu 2: 

- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh. Chuyến đi thực tế dài ngày này đã làm hồn thơ của Huy Cận nảy nở trở lại, dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy, được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác