Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Chiều sương

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét về tác giả Bùi Hiển?

Câu 2: Nhan đề Chiều sương có ý nghĩa gì?

Câu 3: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên trong bài Chiều sương qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Câu 4: Xác định bố cục của văn bản Chiều sương và nêu nội dung của bố cục đó?


Câu 1: 

- Bùi Hiển (1919-2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975.

- Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,…với hơn 40 tác phẩm. Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941)

Câu 2:

- Thời điểm buổi chiều – thời điểm tác giả chọn để khai thác làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.

- Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều có sương phủ gợi một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.

Câu 3: 

Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.

Câu 4: 

Phần 1: Từ đầu đến “Bữa đó thuyền ra lạch”: chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình

Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão


Bình luận

Giải bài tập những môn khác