Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Anh H đam mê với việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh H đã luôn tìm đọc các thông tin liên quan đến việc tạo dựng kế hoạch kinh doanh. Năm tốt nghiệp đại học, anh về quê mở một xưởng kinh doanh đồ thủ công, đồ dùng thân thiện với môi trường. Vì số vốn mình tích góp được còn hạn chế nên anh đã kêu gọi vốn từ những người bạn bè, học hỏi, trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết để có thể vận hành được doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo em, việc kinh doanh của anh H được duy trì và phát triển dựa vào các kĩ năng nền tảng nào?

Câu 2: Để có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng là người trẻ bà P có thực hiện một số kế hoạch quảng các các mặt hàng, ngoài ra đưa ra một số chính sách giảm giá để thu hút các bạn trẻ đến trải nghiệm các dịch vụ tại quán. Chiến dịch của bà P được các bạn trẻ nhiệt tình đón nhận ý tưởng. Theo em việc đưa ra các chính sách mới để gần gũi hơn với các bạn trẻ của bà P được vận dụng từ các kĩ năng thực tế nào?

Câu 3: Bà H kinh doanh từ năm 16 tuổi và đã thành công trong ngành chế biến thủy hải sản. Bà mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ tại các siêu thị lớn, nhỏ mà còn cả hệ thống bán lẻ. Không chỉ tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định, bà còn tạo vốn cho ngư dân và các đơn vị liên kết phát triển. Bà tích cực hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng. Bà rất quan tâm đến đời sống của người lao động nữ. Bà đã được tặng nhiều bằng khen và danh hiệu vì những đóng góp của mình.

Em hãy đánh giá năng lực kinh doanh của bà H trong trường hợp trên.


Câu 1:

Việc kinh doanh của anh H được duy trì và phát triển dựa trên các kĩ năng nền tảng:

+ Niềm đam mê với sự nghiệp kinh doanh của anh H.

+ Sự học hỏi, tìm tòi những cái hay cái mới.

+ Khả năng mở rộng các mối quan hệ.

Câu 2: 

Việc kinh doanh của bà P trở nên gần gũi với đối tượng khách hàng trẻ hơn là do năng lực mà  bà P đã có được những cái nhìn tổng quan, sự tỉ mỉ trong cách quan sát thị trường mang lại.

Câu 3:

Năng lực kinh doanh của bà H được thể hiện:

+ Khả năng lãnh đạo, tầm nhìn sâu rộng thị trường và điều khiển việc làm ăn của doanh nghiệp: nắm bắt xu thế của ngành, mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh, áp dụng các trang thiết bị hiện đại để nâng được năng suất và chất lượng sản phẩm làm ra.

+ Khả năng học hỏi: Tích cực hợp tác vớic các nhà khoa học để có được công nghệ làm việc một cách hiệu quả.

+ Khả năng quản lí nhân viên: Quan tâm đến đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác