Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Chân trời bài 6: Thạch quyển, nội lực
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Tại ranh giới các mảng kiến tạo thường xảy ra động đất và núi lửa. Giải thích tại sao?
Câu 1:
- Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,...).
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyền được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau (7 mảng chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực). Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Mỗi mảng này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (mảng Thái Bình Dương).
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,... Theo thuyết kiến mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...
+ Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...
+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,...
Bình luận