Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Chân trời bài 6: Thạch quyển, nội lực
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Thạch quyển là gì?
Câu 2: Nội lực là gì?
Câu 3: Nêu nguyên nhân sinh ra nội lực?
Câu 4: Nội lực tác động như thế nào tới địa hình bề mặt Trái Đất?
Câu 5: Trình bày quá trình vận động của nội lực?
Câu 6: Trình bày quá trình vận động theo phương thẳng đứng?
Câu 7: Trình bày quá trình vận động theo phương nằm ngang?
Câu 1:
Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti. Thạch quyển hay còn gọi là quyển đá vì vật chất cấu tạo nên quyển này ở trong trạng thái cứng và chủ yếu là các loại đá.
Câu 2:
Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
Câu 3:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực là do sự phân huỷ các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học trong lòng đất,....
Câu 4:
Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.
Câu 5:
Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi; tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa; làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới;... từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất.
Câu 6:
Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn. Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
Câu 7:
Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. Tốc độ nén ép và tách dãn diễn ra mạnh nhất ở ranh giới các mảng kiến tạo.
Bình luận