Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Nguyệt cầm

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nêu tên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở” của bài Nguyệt cầm?

Câu 2: Nêu cách hiểu của các anh chị về tình cảm của tác giả được thể hiện trong câu “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”?

Câu 3: Theo anh, chị nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm trạng gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

Câu 4: Em hãy tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Nguyệt Cầm của tác giả Xuân Diệu?

Câu 5: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc điệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn cầm tronh đêm lạnh?


Câu 1: 

Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh “sương bạc”; “khuya” cũng có hành động như con người: làm thinh; nín thở.

⇒ Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Khắc họa hình ảnh thiên nhiên một các gần gũi, sinh động và giàu sức sống. Qua đó, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm trạng sầu não của tác giả trong đêm trăng.

Câu 2: 

Qua câu thơ” Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thể hiện tâm trạng buồn thương, đầy suy tư, cảm xúc của tác giả. Kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/3, lại càng như làm nổi bất nét u sầu, nhiều tâm sự của người thi sĩ.

Câu 3: 

Khi viết “Bốn bề ảnh nhạc: biển pha lê” nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định. Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận. Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế, giao cảm với đời.

Câu 4: 

- Bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu thuộc thể thơ 7 chữ.

- Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.

- Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.

- Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Câu 5: 

- Một hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc. Vào thế giới riêng của "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.  

- Cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên nhạc tính nhuần nhị cho câu thơ vừa gợi lên một bức tranh đã có hình lại có thanh. Nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, Xuân Diệu tạo ra âm điệu cũng chính là tạo nên nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dụ người đọc đi vào thế giới lung linh màu nhiệm của Nguyệt Cầm. 

- Việc sử dụng những từ láy và lặp lại chúng “long lanh”, “lung linh”… là một trong những biện pháp tạo nhịp điệu trong thơ. Nhịp điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nhạc tính trong thơ, đồng thời thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác