Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Nguyệt cầm

1. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Xuân Diệu?

Câu 2: Bài Nguyệt Cầm chịu ảnh hưởng của thi ca nước nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nguyệt Cầm?

Câu 3: Giải thích nhan đề “Nguyệt Cầm” của tác giả Xuân Diệu?


Câu 1: 

- Xuân Diệu (1916 -1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: Sự kế hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đảo mang màu sắc tượng trưng,…Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Câu 2: 

- Về bối cảnh bài thơ ra đời thì giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bô-đơ-le).

- Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu ra đời. Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Bô-đơ-le và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

Câu 3: 

- “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt.

- Cây đàn nguyệt là một loại nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”


Bình luận

Giải bài tập những môn khác