Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 3: Lời tiễn dặn
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai (và của cô gái – qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn (phần 1).
Câu 2: Phân tích cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.
Câu 3: Hãy cho biết diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng. Những câu thơ nào thể hiện tâm trạng, tình cảm đó?
Câu 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích nguyên nhân của nỗi đau khổ đó.
Câu 5: Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
Câu 1:
- a) Cách chàng trai gọi cô gái là "người đẹp anh yêu" khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm chủ quan đó lại mâu thuẫn với sự thực khách quan là cô gái đang "cất bước theo chồng" (thậm chí đã có con với chồng).
- b) Chàng trai có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài ra giây phút còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn: phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể "đành lòng" quay về; muốn ngồi lại bên cô gái, âu yếm cô gái để "ủ lấy hương người" cho mai sau (khi chết) lửa xác (mình) vẫn đượm hơi người thân yêu ngày hôm nay; nựng con của cô gái với người chồng của cô gái mà như nựng chính con của mình.
- c) Chàng trai cảm nhận rằng dường như cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên chàng trai: chân bước đi mà đầu còn "ngoảnh lại", mắt còn "ngoái trông" chàng trai; chân bước càng xa thì lòng cô gái càng đau nhớ; bởi vậy cứ mỗi cánh rừng đi qua cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ chàng trai, lòng đầy khắc khoải.
Vậy là hai người đang cùng trong một cảnh ngộ "tiễn dặn" và cũng đang sống trong cùng một tâm trạng day dứt, dùng dằng đầy dằn vặt, đau đớn. Chính vì những "điểm chung" đó mà chàng trai đã rất tự nhiên, như không thể khác được, kết thúc phần này bằng cách gọi "đôi ta" với ý chí quyết sẽ đoàn tụ với nhau (ý là ý của riêng chàng trai, nhưng quyết tâm là quyết tâm của cả hai người).
- d) Hai câu thơ số 1181 và 1182 vừa kết thúc phần thứ nhất vừa báo hiệu trước sự đoàn tụ về sau của họ ngay vào lúc tưởng như bước sang "mùa đông" của cuộc đời. Đây là hai câu thơ vừa thực hiện chức năng trữ tình (tả nội tâm) vừa thực hiện chức năng tự sự (chuẩn bị cho mọi diễn biến và kết cục về sau).
Câu 2:
- a) Văn bản lược đi một đoạn cô gái bị nhà chồng đánh đập đến ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên "máng lợn vầy", để rồi bắt đầu ngay bằng hai việc làm của chàng trai: chạy lại đỡ cô gái dậy, ân cần phủi áo, chải lại đầu cho cô gái, sau đó đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái "uống khỏi đau".
Trong đoạn mở đầu phần thứ hai này ta thấy chàng trai đã có những cử chỉ, hành động biểu lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu – điều mà cô gái đang rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa về tinh thần. Mô tả cảnh người con gái ngay khi vừa mới về nhà chồng đã bị đánh đập, hành hạ thảm thương là một đề tài phổ biến của ca dao các dân tộc thiểu số nước ta, nó khái quát một sự thực đau lòng về số phận người phụ nữ ở xã hội miền núi lạc hậu ngày xưa.
- b) Tiếp đó là tâm trạng của chàng trai vừa xót xa cho cô gái vừa quyết tâm sẽ bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình. Phần hai chỉ có 32 câu thơ, nhưng đoạn bộc lộ tâm trạng và lòng quyết tâm này dài tới 22 câu. Tỉ lệ độ dài như vậy cũng phần nào cho thấy rằng tính trữ tình là tính chất chủ yếu của riêng đoạn trích này, đồng thời cũng là của toàn bộ tác phẩm.
- c) Mặt khác, cũng một ý nói lên lòng quyết tâm đoàn tụ mà phần này dành một số lượng câu lớn như thế, trong cách diễn tả lại sử dụng dồn dập nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh tương đồng, sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một số mô hình cấu trúc chung, có những từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (để khẳng định ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được) là một đặc điểm nghệ thuật không chỉ nổi bật ở đoạn trích này. Đó còn là một lối nói quen thuộc trong ca dao của nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc nước ta. Dân gian những vùng, miền dân tộc đó cảm thấy dường như phải nhắc đi nhắc lại nhiều một ý như vậy may ra mới thoả mãn phần nào những cảm xúc đang dâng đầy trong lòng những con người sống chất phác, mãnh liệt giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.
Câu 3:
– Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai:
+ Qua lời nói đầy cảm động
+ Qua hành động săn sóc ân cần, thiết tha
+ Qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.
Những câu thơ thể hiện tình cảm này: Từ câu 1132 đến hết phần 1.
– Tâm trạng đầy mâu thuẫn trước hoàn cảnh thực tại không thể gắn bó và tình yêu sâu nặng:
+ Đi cùng người yêu nhưng trong lòng anh vẫn luôn luôn suy nghĩ: "đành lòng quay lại", "chịu quay đi".... Điệp từ: quay đi, quay lại cho thấy chàng trai vừa ý thức được hoàn cảnh không thể thay đổi của hai người, vừa luyến tiếc tình yêu cũ, nên không đành dứt.
+ Anh cũng biết, chỉ còn "một lát bên em", rồi hai người sẽ phải chia lìa.
+ Toàn bộ tâm trạng của chàng trai trong đoạn này là tâm trạng rối bời, đầy mâu thuẫn khi phải tiễn người yêu về nhà chồng. Tâm trạng đó là của một người có tình yêu tha thiết, thuỷ chung và tâm hồn trong sáng, lành mạnh.
Câu 4:
Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích thể hiện nỗi đau khổ của cô gái:
- Những câu thơ mở đầu đoạn trích giới thiệu hoàn cảnh của cô: Phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt. Hoàn cảnh ấy tạo ra tâm trạng bồn chồn, đau khổ, không yên. Hình ảnh cô cất bước theo chồng, "Vừa đi vừa ngoảnh lại - Vừa đi vừa ngoái trông", "lòng càng đau, nhớ",... đã phản ánh tâm trạng trên.
- Nhóm từ tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón kết hợp với động từ chờ, đợi, ngóng trông khiến ta hình dung con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, bồn chồn, chờ đợi "Bước đi một bước giây giây lại dừng" (Chinh phụ ngâm) của cô. Hình tượng ớt, cà, lá ngón tăng tiến dần, vừa thể hiện màu sắc văn hoá dân tộc vừa là nỗi cay đắng, vò xé, thể hiện trạng thái tâm lí đau khổ, day dứt trong lòng cô gái.
- Ở đây, cảnh đã góp phần thể hiện tình, cảnh chính là tình, làm nền cho tình cảm, nỗi niềm được bộc lộ sinh động và sâu sắc. Cảnh khi thì gợi cay đắng, khi thì gợi bão táp đã diễn tả chính xác những đắng cay, bão táp trong lòng cô gái.
Tất cả đều thể hiện sự bế tắc, lo lắng, đau khổ của cô gái khi về nhà chồng. Nỗi đau khổ đó bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không tự nguyện, không có tình yêu của cô, mà nguyên nhân sâu xa là do xã hội phong kiến Thái đã dành cho cha mẹ quyền định đoạt hôn nhân của con cái, đặc biệt là con gái.
Câu 5:
Qua đoạn trích ta có thể nhận biết được bối cảnh của câu chuyện:
- Thời gian: thời xưa, khi vẫn còn những hủ tục
- Không gian: núi rừng
- Hoàn cảnh: chàng trai và cô gái yêu nhau thắm thiết nhưng không thể đến được với nhau, chỉ có thể nguyện thề, chờ đợi, hi vọng.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận