Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 11 KN bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945)

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân thành công, nguyên nhân không thành và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam theo bảng mẫu dưới đây:

STT

NGUYÊN  NHÂN THÀNH CÔNG

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Khách quan

 

 

Chủ quan

 

 

Ý nghĩa lịch sử

 

 

Câu 3: Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?

Câu 4: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh  bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

“Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo.(...), dân tộc ta hiểu rõ và thấm sâu giá trị thiêng liêng của Độc lập Tự do. Vì thế “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” sớm trở thành lẽ sống cao cả, tư tưởng và tình cảm lớn nhất của dân tộc ta”.

(Phan Huy Lê, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc,

NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2016, trang 11)

Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

Câu 6: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Trần Thủ Độ và các vua Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.

Câu 7: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vị trí chiến lược của Việt Nam:

“Các nước ở phương Nam và phương Tây (từ vị trí Trung Quốc) muốn giao thiệp với Trung Quốc “đều phải đi theo con đường Giao Chỉ”. Thuyên buôn và sứ giả các nước Diệp Điêu (Gia-va), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (l-răng), Đại Tần (Đông La Mã) đều qua lại Giao Châu và coi Giao Châu như một trạm dừng chân quan trọng để rồi sang Trung Quốc”.

(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr.367)

Câu 8: Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?


Câu 1:

Ảnh hưởng của vị trí chiến lược của Việt Nam đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2

STT

NGUYÊN  NHÂN THÀNH CÔNG

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

 

Khách quan

- Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa.

- Các đội quân xâm lược chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình,...

- Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa.

- Các đội quân xâm lược chủ quan,

thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình,...

 

 

Chủ quan

- Kháng chiến chính nghĩa, bảo vệ độc lập nên đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận “cả nước đánh giặc”.

- Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, quyết tâm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

- Lãnh đạo mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo, truyền thống và nghệ thuật quân sự dân tộc vào thực tiễn các cuộc kháng chiến.

- Không củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc, không huy động được sức

mạnh toàn dân để thực hiện “cả nước đánh giặc.

- Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến (Hồ, Nguyễn).

- Chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử

 

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình cho Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần quật cường, khí phách anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- Phát huy và sáng tạo, đóng góp nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết quân dân, nghệ thuật quân sự, kinh nghiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3: 

Điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến:

- Truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, quyết tâm bảo vệ độc lập.

- Sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của lực lượng lãnh đạo cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.

- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết là một giá trị tinh thần truyền

thống hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Giai cấp lãnh đạo biết tập hợp sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân.

Câu 4:

Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam được thể hiện qua đoạn tư liệu: tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo,

- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chăc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Câu 5:

Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh:

- Tận dụng yếu tố “thiên thời địa lợi, nhân hoà”

- Tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thuỷ, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn

giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

- Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và

đánh vụ hồi, chia cắt, làm tan rả và tiêu diệt quân địch.

- Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

Câu 6: 

Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Trần Thủ Độ và các vua Trần trong ba kháng chiến chống quân Nguyên – Mông:

- Thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tạo thế trận chiến tranh nhân dân.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước đánh giặc”; vận dựng linh hoạt cách đánh, buộc giặc đánh theo cách của ta. Khi quản địch đã suy yếu thi ta phản công, tiêu diệt giặc.

- Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Câu 7: 

Vị trí chiến lược của Việt Nam được thể hiện qua đoạn tư liệu:

- Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á-Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyên dường giao thông. giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

- Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nỗi giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải dào, Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc là "cửa ngỡ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.

Câu 8:

Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền: bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của quân địch.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác