Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 kết nối bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam.

 Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam.

Câu 2: Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Câu 3: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 4: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Câu 5: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc.

Câu 6: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân thành công, nguyên nhân không thành và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam theo bảng mẫu dưới đây:

STT

NGUYÊN  NHÂN THÀNH CÔNG

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Khách quan

 

 

Chủ quan

 

 

Ý nghĩa lịch sử

 

 

Câu 3: Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?

Câu 4: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh  bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

“Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo.(...), dân tộc ta hiểu rõ và thấm sâu giá trị thiêng liêng của Độc lập Tự do. Vì thế “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” sớm trở thành lẽ sống cao cả, tư tưởng và tình cảm lớn nhất của dân tộc ta”.

(Phan Huy Lê, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc,

NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2016, trang 11)

Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

Câu 6: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Trần Thủ Độ và các vua Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.

Câu 7: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vị trí chiến lược của Việt Nam:

“Các nước ở phương Nam và phương Tây (từ vị trí Trung Quốc) muốn giao thiệp với Trung Quốc “đều phải đi theo con đường Giao Chỉ”. Thuyên buôn và sứ giả các nước Diệp Điêu (Gia-va), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (l-răng), Đại Tần (Đông La Mã) đều qua lại Giao Châu và coi Giao Châu như một trạm dừng chân quan trọng để rồi sang Trung Quốc”.

(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr.367)

Câu 8: Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao?

Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về diễn biến chính các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam.

Câu 3: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?

Câu 4: Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945), Bài tập tự luận Lịch sử bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945), Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945), Tự luận Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác