Tóm tắt kiến thức lịch sử 11 kết nối bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối tri thức bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

BÀI 7. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

I. TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

a. Vị trí chiến lược của Việt Nam

- Vị trí chiến lược:

+ Thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

+ Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 

+ Tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc, cần cù, sáng tạo. 

- Ảnh hưởng của vị trí chiến lược:

+ Nhiều thế lực ngoại xâm ở châu Á, châu  u đã nhòm ngó và xâm lược nước ta.

+ Phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 

b. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

- Vai trò:

+ Quyết định sự sinh tồn, ảnh hưởng đến sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa:

+ Hình thành, nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường.

+ Hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, sâu sắc. 

II. TÌM HIỂU MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI TIÊU BIỂU

Tên cuộc

kháng chiến

Thời gian

Người chỉ huy

Trận quyết chiến

Kháng chiến chống quân Nam Hán

938

Ngô Quyền

Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống quân Tống

981

Lê Hoàn

Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống quân Tống

1075 – 1077

Lý Thường Kiệt

Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Kháng chiến chống quân Mông Cổ

1258

Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ

Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Kháng chiến chống quân Nguyên

1285

Trần Thánh Tông

Trần Quốc Tuấn

Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội)

Kháng chiến chống quân Nguyên

1287 – 1288

Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn

Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống quân Xiêm

1785

Nguyễn Huệ

Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang)

Kháng chiến chống quân Thanh

1789

Quang Trung Nguyễn Huệ

Ngọc Hồi – Đống Đa

(Hà Nội)

III. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN TIÊU BIỂU

Nguyên nhân

Dẫn chứng

Thứ nhất, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc.

Các triều đại phương Bắc mang quân sang xâm lược nhằm đặt ách đô hộ, thống trị, nhân dân Việt Nam phải tiến hành bảo vệ đất nước.

Thứ hai, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, các tầng lớp nhân dân, dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc. 

- Nhà nước quân chủ đã phát huy khả năng tích cực, tiến bộ trong việc củng cố khối thống nhất dân tộc chặt chẽ, vững chắc: 

+ Nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than (1282), hội nghị Diên Hồng (1285) để bàn kế sách đánh giặc Nguyên.

+  Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ khích lệ quân sĩ đứng lên đánh giặc. 

- Đoàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị, cầm quyền:

+ Thời Lý: phục chức tể tướng cho Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều đình.

+ Thời Trần: thống nhất đường lối đánh giặc, chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều đình.  

Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo .

- Trong kháng chiến chống Tống: nhà Lý tích cực, chủ động tập kích kết hợp với phòng thủ (thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, kết hợp giữa quân sự và ngoại giao, chủ hòa với Quách Quỳ.

- Trong kháng chiến chống Mông – Nguyên: nhà Trần chủ trương lấy đoản binh để thắng trường trận, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tích cực phòng ngự, chặn giặc kết hợp phản công khi có thời cơ. 

- Trong kháng chiến chống quân Thanh: Quang Trung vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh thắng nhanh” một cách chủ động, bằng trận quyết chiến chiến lược ở Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội), đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn. 

Thứ tư, những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược. 

Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ. 

IV. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG

* Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN):

- Triệu Đà lập kết giảng hòa với An Dương Vương, tìm hiểu bí mật quân sự của thành Cổ Loa và đánh úp.

- Cuộc kháng chiến thất bại.

* Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 – 1407):

- Cuối năm 1406: nhà Minh xâm lược nước Đại Ngu.

=>Thành Đa Bang, Đông Đô thất thủ. Nhà Hồ rút về thành Tây Đô.

- Tháng 6/1407: kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

* Kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn (1858 – 1884):  

- Năm 1858: Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

=> Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

- Nhà Nguyễn nhượng bộ, kí kết với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874),…

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng của triều Nguyễn, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

V. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG

Nguyên nhân kháng chiến

không thành công

Dẫn chứng

Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

- An Dương Vương không nghe lời khuyên bảo, can ngăn của các tướng giỏi, làm cho nội bộ bất hoà.

- Cải cách của Triểu Hồ không đạt được kết quả trong thực tế, làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Triểu Hồ ngày càng mạnh mẽ, không đoàn kết được nhân dân khi tiến hành kháng chiến.

- Triều Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta để chống Pháp ngược lại một số ông vua sẵn sàng thoả hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta.

Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.

- Triều Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng

tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy. Trong chiến đấu chủ yếu phòng ngự, cố thủ trong các thành Đa Bang, Đông Đô, Tây Đô,...

- Triều Nguyễn thiếu sự lãnh đạo chung, thống nhất, chưa có đường lối đúng đắn.

Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

- Nhà Minh mạnh, huy động một lực lượng quân đội lớn xâm lược Việt Nam.

- Tực dân Pháp có lực lượng mạnh, quyết tâm xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945), kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945), nội dung chính bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác