Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 CD bài 5: Tính theo phương trình hóa học
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Đốt cháy 1 mol khí hydrogen trong 0,4 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.
Câu 2:
a) Hiệu suất phản ứng được tính bằng cách nào?
b) Khi nào hiệu suất phản ứng bằng 100%?
Câu 3: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.
Câu 4: Cho phương trình CaCO3 CO2↑ + CaO
Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?
Câu 5: Cho thanh magnessium có khối lượng là 7,2 gam cháy trong không khí thu được bao nhiêu gam magnessium oxide.
Câu 6: Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
Câu 7: Cho phương trình CaCO3 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ CO2 ↑+ CaO
Để thu được 2,479 lít CO2 (đkc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?
Câu 8: Khử 48 gam copper (II) oxide bằng hydrogen được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Tính hiệu suất của phản ứng trên.
Câu 9: Phân hủy hoàn toàn 3,16 g KMnO4 (ở nhiệt độ cao) thu được V lít khí O2 ở đkc. Tính V
Câu 1:
PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O
Trong phản ứng hoá học, 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O tương ứng 2 mol phân tử H2 tác dụng với 1mol phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O
Ta có: $\frac{n_{H_{2}}}{2}=\frac{n_{O_{2}}}{1}(\frac{1}{2}> \frac{0,4}{1})$
Vậy khí hydrogen dư
Câu 2:
a) hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết
b) Hiệu suất phản ứng bằng 100% khi lượng sản phẩm thu được theo thực tếbằnglượng sản phẩm thu được theo lý thuyết
Câu 3:
Số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng là: $n_{S}=\frac{m_{S}}{M_{S}}=\frac{1,6}{32}=0,05(mol)$
PTHH: S + O2 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ SO2
Theo phương trình hóa học:
1 mol S tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol SO2
Vậy : 0,05 mol S ……………………..………………0,05 mol SO2
Khối lượng SO2 sinh ra sau phản ứng là = 0,05.64 = 3,2 (gam)
Câu 4:
Số mol CaO tham gia phản ứng là: $n_{CaO}=\frac{m_{CaO}}{M_{CaO}}=\frac{11,2}{56}=0,2(mol)$
Theo phương trình hóa học:
1 mol CaO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CaCO3
Vậy : 0,2 mol CaO ………………..…………..………0,2 mol CaCO3
Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng 0,2 mol CaCO3
Câu 5:
Số mol CaO tham gia phản ứng là: $n_{Mg}=\frac{m_{Mg}}{M_{Mg}}=\frac{7,2}{24}=0,3(mol)$
PTHH: 2Mg + O2 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ 2MgO
Theo phương trình hóa học:
2 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol MgO
Vậy : 0,3 mol Mg ………………..…………..………0,3 mol MgO
Khối lượng magnessium oxide thu được là = 0,3.40 = 12 (gam)
Câu 6:
Số mol phosphorus tham gia phản ứng là: $n_{P}=\frac{m_{P}}{M_{P}}=\frac{3,1}{31}=0,1(mol)$
PTHH: 4P + 5O2 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ 2P2O5
Theo phương trình hóa học:
4 mol P tham gia phản với 5 mol O2
Vậy : 0,1 mol P ………………..…….0,125 mol O2
Thể tích khí oxygen (đkc) tham gia phản ứng là V = 0,125.24,79 ≈ 3,1 (lít)
Câu 7:
Số mol khí CO2 là n= V: 24,79 = 2,479: 24,79 = 0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học:
1 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CO2
Vậy : 0,1 mol CaCO3 ………………………….…..…….0,1 mol CO2
Khối lượng CaCO3 phản ứng là = 0,1.100 = 10 (gam)
Câu 8:
Số mol CuO là n= 48:80=0,6 (mol)
PTHH: CuO + H2 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ Cu + H2O
Theo phương trình hóa học:
1 mol CuO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol Cu
Vậy : 0,6 mol CuO ……………………………...…….0,6 mol Cu
Khối lượng của Cu sinh ra theo lí thuyết là 0,6.64= 38,4 (gam)
Hiệu suất của phản ứng là $H=\frac{m^{'}}{m}.100%=\frac{36,48}{38,4}.100%=95%$
Câu 9:
Số mol KMnO4 là n= 3,16:158= 0,02 (mol)
PTHH: 2KMnO4 $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo phương trình hóa học:
2 mol KMnO4 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol O2
Vậy : 0,02 mol KMnO4 ………….………………..…….0,01 mol O2
Thể tích khí oxygen sinh ra là V= n.24,79 = 0,01.24,79= 0,2479 ( lít)
Bình luận