Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 8: Đạo đức kinh doanh

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là gì?

Câu 2: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

Câu 3: Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong nước và ngoài nước để bán kiếm lời.

Em hãy xác định hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

Câu 4: Làm thế nào để có thể xây dựng được đạo đức trong doanh nghiệp? 


Câu 1: 

Sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

+ Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp như lợi nhuận. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đến cộng đồng.

+ Đạo đức kinh doanh được hình thành trên các nguyên tắc và chuẩn mực như: tính trung thực của doanh nghiệp, sự tôn trọng của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..còn đối với trách nhiệm xã hội thì được hình thành từ việc cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp đó và cộng đồng xã hội thông qua việc tuân thủ về các chuẩn mực xã hội.

+ Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng đến các khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,..còn với trách nhiệm xã hội thì là đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ

+ Phạm vi hướng tới của đạo đức kinh doanh gồm các thành viên của doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, người tiêu dùng, đối tác còn trách nhiệm của xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.

+ Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, còn đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

+ Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc, dựa trên những quy định mà pháp luật đưa ra, còn với trách nhiệm xã hội thì chủ yếu lại dựa trên tinh thần tự nguyện.

+ Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong (ý chí của các chủ thể doanh nghiệp) thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài (từ cộng đồng xã hội)

Câu 2: 

Việc đạo đức kinh doanh được thể hiện trong trường hợp này là sẵn sàng điều chỉnh những thiếu sót của cửa hàng để đem đến được dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Câu 3: Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong nước và ngoài nước để bán kiếm lời.

Em hãy xác định hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

Trả lời:

Hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên là:

Công ty đã lợi dụng uy tín của người khác, doanh nghiệp khác để kinh doanh sinh ra lợi nhuận; làm giả các sản phẩm để nhằm mục đích sinh lời trong kinh doanh, việc làm này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Câu 4: 

Một số phương pháp để xây dựng đạo đức trong doanh nghiệp:

+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, hướng dẫn cho nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra. Nhà quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải là người làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình.

+ Có những hình phạt thích đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức, nhằm răn đe và ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự.

+ Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác phổ biến trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng…

+ Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện những hình thức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

+ Thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát, ngăn chặn các hành vi phi đạo đức kinh doanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác