Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cần làm gì khi bị xâm phạm về chỗ ở.

Câu 2: Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?   

Câu 3: Khi thực hiện khám xét nhà của người phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Câu 4: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?   


Câu 1:

Khi phát hiện hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của mình hoặc của người khác, công dân cần:

+ Chủ động làm đơn tố cáo hoặc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền để cơ quan có những biện pháp kịp thời khắc phục và xử lí.

+ Cần trình bày rõ hành vi của bên xâm nhập bất hợp pháp để làm căn cứ cho quá trình điều tra. 

 

Câu 2: 

Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như sau: Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

 

Câu 3: 

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện khám xét nhà của người khác:

+ Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.

+ Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà.

+ Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà.

Câu 4:

Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ đã xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác