Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông?

Câu 2: Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành?

Câu 3: Nước trên Trái Đất không cạn kiệt. Giải thích tại sao?

Câu 4: Nước tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu trên Trái Đất?


Câu 1: 

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

- Ảnh hưởng của nguồn cấp nước

+ Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước ngầm là nguồn cấp ít biến động, có vai trò điều tiết nước trong năm; nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan) là nguồn cấp có biến động rõ rệt theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hay băng tuyết tan.

+ Tuỳ thuộc vào số lượng nguồn cấp mà chế độ nước sông là phức tạp (trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ) hay đơn giản (mỗi năm có một mùa lũ và một mùa cạn).

- Ảnh hưởng của đặc điểm bề mặt lưu vực

+ Địa hình Đô đốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ. Ở sườn đòn gió, sông thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn so với ở sườn khuất gió.

+ Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy. Chúng giữ lại trên lưu vực một phần nước mưa hay nước băng tuyết tan, làm giảm lũ. Lượng nước giữ lại sau đó sẽ chày từ hồ ra hoặc thậm từ nước ngầm sang cung cấp cho sông.

+ Sự phân bổ và số lượng phụ lưu, chi lưu: Nếu các phụ lưu tập trung trên một đoạn sông ngắn, dễ xảy ra tình trạng lũ chồng lũ. Ngược lại, nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính, mỗi đợt lũ có thể kéo dài hơn nhưng lũ không quá cao. Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông sẽ bớt phức tạp.

Câu 2: 

Các loại hồ theo nguồn gốc tự nhiên

- Hồ tự nhiên:

+ Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng. Ví dụ: Hồ Tây ở Hà Nội (Việt Nam).

+ Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo. Ví dụ: Hồ Lớn châu Phi (Đại Hồ châu Phi) ở khu vực Đông Phi.

+ Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của băng hà lục địa, phổ biến ở các quốc gia vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca-na-đa, Liên Bang Nga,... Ví dụ: Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mĩ.

+ Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Vi dụ: Hồ Toba trên đảo Sumatra của In-đô-nê-xi-a.

- Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra. Ví dụ: Hồ thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà (Việt Nam), hồ thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử (Trung Quốc).

Câu 3:

Nước trên Trái Đất không cạn kiệt do luôn được sinh ra trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Câu 4:

Nước tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác