Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Thủy quyển là gì?

Câu 2: Nêu các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chế độ nước sông?

Câu 3: Hồ là gì?

Câu 4: Nêu đặc điểm của nước băng tuyết?

Câu 5: Nêu đặc điểm của nước ngầm?

Câu 6: Nêu các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?

Câu 7: Những loại hồ nào có trên lục địa của Trái Đất?

Câu 8: Nêu những ảnh hưởng của nước băng tuyết đối với nước sông và địa hình?


Câu 1: 

Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đât đá, trong khí quyên và cả trong cơ thê sinh vật.

Câu 2:

Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.

Câu 3: 

Hồ là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không trực tiếp thông với biển.

Câu 4: 

Đặc điểm của nước băng tuyết

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết. Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thẻ tự dịch chuyên từ vài cm đến 30 m/ngày, tạo thành sông băng. Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

Câu 5: 

Đặc điểm của nước ngầm

- Nước ngầm tổn tại ở dưới bề mặt đất. Nước ngầm do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thắm xuống.

 - Mực nước ngằm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thắm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật. Tại các vùng âm ướt, đất đá dễ thắm hút, nước ngầm dổi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngàm có thể nằm dưới sâu vải chục hay hàng trăm mét.

 - Trong nước ngầm có hàm lượng các chất khoáng nhất định. Thành phần và hàm lượng các chất khoáng thay đổi tuỳ khu vực, phụ thuộc vào tính chất đất đá.

Câu 6: 

Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phi.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Câu 7: 

Trên lục địa có nhiều loại hồ khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành hoặc tỉnh chất nước khác nhau.

- Theo nguồn gốc hình thành có

+ Hồ móng ngựa Hình thành từ khúc uốn của sông.

+ Hồ băng hà. Được hình thành do băng hả di chuyển qua, bảo mỏn mặt đất, đào sâu những chỗ đất đã mềm, để lại những vùng nước lớn.

+ Hồ trên núi: Hình thành ở nơi trùng trong miền núi.

+ Hồ núi lửa. Hình thành ở miệng núi lửa.

+ Hồ ở hoang mạc. Hình thành ở một số nơi trũng của chân cồn cát trong quá trình gió thổi tạo thành các cồn cát cao.

+ Hồ kiến tạo. Hình thành ở những vùng trùng trên các đứt gãy kiến tạo.

+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên.

- Theo tính chất của nước có: hồ nước ngọt, hồ nước mặn.

Câu 8 

Băng tuyết có vai trò cung cấp nguồn nước cho sông khi nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác