Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành Tiếng Việt

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày những lỗi về thành phần câu. Nêu cách sửa và cho ví dụ làm rõ?

Câu 2: Hãy chỉ ra lỗi sai về thành phần câu trong những câu dưới đây:

  1. a) Nhanh lên một tý! (Lê Minh Khuê)
  2. b) Trong buổi chào cờ đã tuyên dương nhiều học sinh chăm ngoan của trường.
  3. c) Trên sân trường ngồi yên lặng nghe thầy hiệu trưởng nhận xét từng khối lớp.

Câu 3: Hãy chỉ ra những lỗi sai trong những câu dưới đây:

  1. a) Những bạn học sinh đội nghi thức quần trắng toát, khăn quàng đỏ thắm.
  2. b) Sa Pa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.
  3. c) Khi chúng em đã xếp hàng ngay ngắn.

Câu 4: Hãy chỉ ra lỗi thiếu một vế của câu ghép trong các câu sau:

  1. a) Mặc dù thầy hiệu trưởng đã đưa ra kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm viện bảo tàng của tỉnh và thăm khu nghỉ mát Sa Pa.
  2. b) Tuy công việc của bố ở nhà máy rất vất vả lại không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Câu 5: Sửa các lỗi sai trong các câu dưới đây:

  1. a) Tuy gia đình Lan đã lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi lên Hà Giang.
  2. b) Cho xin ít dưa muối.
  3. c) Say mê công việc.
  4. d) Vui.


Câu 1: 

Lỗi về thành phần câu là lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và các loại thành phần phụ khác.

Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa:

- Thiếu thành phần câu

+ Thiếu thành phần chủ ngữ

Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.

Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc thêm thành phần chủ ngữ cho câu bằng cách nói bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đen” trở thành chủ ngữ.

+ Thiếu thành phần vị ngữ

Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

Cách sửa: Thêm vào thành phần vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa nơi này.

- Không phận định rõ các thành phần câu

Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hóa của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […]

Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hóa, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […]

- sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Ví dụ: Vào bây giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay.

Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bây giờ sáng ngày mai.

Câu 2:

  1. a) Thiếu thành phần chủ ngữ.
  2. b) Thiếu thành phần chủ ngữ.
  3. c) Học sinh viết câu chỉ có trạng ngữ và vị ngữ, các em nhầm trạng ngữ là chủ ngữ hoặc nhầm đối tượng chỉ mới ở trong tư duy chứ chưa thực hiện hóa ở lời (câu) với chủ ngữ. Đây là lỗi thường xuất hiện trong nhiều bào tập làm văn tả người, tả con vật của học sinh.

Câu 3: 

  1. a) Thiếu thành phần vị ngữ
  2. b) Thiếu thành phần vị ngữ
  3. c) Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu 4: 

Các câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương ứng với một câu đơn, nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến liên quan mật thiết với nhau.

Bình thường việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhận ra, nếu đó là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt bằng các cặp kết từ (mặc dù…nhưng…, nếu…thì, vì…nên…)

  1. a) Trong ví dụ này mắc lỗi thiếu một vế của câu ghép trong câu chỉ xuất hiện một vế là câu đơn.
  2. b) Trong ví dụ 2 thiếu hẳn vế còn lại.

Câu 5: 

  1. a) Tuy gia đình Lan đã lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi lên Hà Giang. Nhưng những con đường lên Hà Giang đang bị sạt lở nghiêm trọng.
  2. b) Anh An cho xin ít dưa muối.
  3. c) Bố em là một người say mê công việc.
  4. d) Cả nhóm khi nghĩ ra giải pháp khắc phục tình huống đê vỡ thì rất vui.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác